Gần như bọn trẻ con hiện nay được cha mẹ chủ quan cho xem những chương trình thiếu nhi trên mạng, vì như thế hạn chế được bọn trẻ chạy nhảy và cơ bản là... đỡ mệt. 

 Thế nhưng, mọi người lại không để ý rằng nhiều video tưởng vô hại trên đó lại chính là "sát nhân núp bóng tuổi thơ" đe dọa đến chính tính mạng của con mình. Cảnh báo gần đây của một số người khi phát hiện ra lồng trong một số chương trình là các họ dạy và thách thức các bé nổi loạn, ám thị dẫn dắt trẻ tự từ...

NHIỀU TRẺ ĐÃ TỰ HÀNH HẠ MÌNH THEO CHỈ DẪN


Không chỉ ở Việt Nam cảnh báo mà thế giới cũng đã có nhiều nơi cảnh báo hiện tượng này. Có những chỉ dấu dạy bọn trẻ nổi loạn trong các đoạn phim. Lồng ghép hình ảnh Momo còn ở trong nhiều trò chơi khác nữa, khá là phức tạp.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, văn bản

Momo Thử thách tự sát cần phải được quan tâm. Nếu bạn phát hiện hình ảnh người phụ nữ đầu người mình gà này trong máy tính hay điện thoại của con em bạn thì hãy dè chừng. Momo thoát ly hình ảnh ban đầu của nó và trở thành một game lôi kéo thanh thiếu niên tạo khoái cảm bằng cách tự hành hạ bản thân và cuối cùng là tự sát, tương tự phong trào Cá voi xanh khởi phát ở Nga trước đây.



Những cảnh báo này từ cha mẹ Việt đang xuất hiện nhiều trên mạng xã hội
Cô bé đã tự cắt đi mái tóc của mình theo yêu cầu của Momo
Thử thách tự sát Momo hiện đang là nỗi ám ảnh đối với các bậc phụ huynh trên khắp thế giới

Còn ở Việt Nam Mạng xã hội gần đây liên tiếp rúng động bởi thông tin Youtube Kids chứa hàng loạt video độc hại như dạy trẻ em cách tự sát, bạo lực... những nhân vật hoạt hình quen thuộc như lợn Peppa cũng bị biến tướng kinh dị, đầy máu me, phản cảm...



Mới đây một cô bé ở Anh đã tự tay cắt trụi mái tóc dài của mình sau khi bị cuốn vào một thử thách bệnh hoạn của nhân vật hư cấu kinh dị Momo, điều đáng nói là nhân vật này xuất hiện trong một video youtube mà bé đang xem. Cô bé cho biết nhân vật này muốn mọi người bị hói và cười nhạo bé vì có mái tóc dài và đe dọa sẽ làm tổn thương bé nếu không cắt tóc đi.

Thử thách bệnh hoạn này được cho là trào lưu đến từ Anh, bắt đầu bằng hình ảnh ám ảnh của một người phụ nữ với đôi mắt lồi và mái tóc dài. Nhân vật này gửi hình ảnh bạo lực cho nạn nhân và sau đó đe dọa người chơi nếu họ từ chối tuân theo mệnh lệnh của trò chơi.

Thử thách bệnh hoạn Momo khiến nhiều cha mẹ phải lo lắng. Đây vốn dĩ là tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ người Nhật Bản Keisuke Aisawa.

Thật đáng sợ là bé gái này không phải nạn nhận đầu tiên của thử thách này, trước đó trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em đã tự tử sau khi tiếp xúc với nhân vật kinh dị Momo.


CẦN ĐỀ PHÒNG PHONG TRÀO CÁ VOI XANH 



Cụ thể là vào ngày 29/7, một cô bé 12 tuổi, ở Ingeniero Maschwitz, Argentina, bị nghi tìm đến cái chết sau khi nhắn tin trên ứng dụng Whatsapp với tài khoản có tên Momo. Theo Buenos Aires Times, cô bé được tìm thấy đã qua đời ở tư thế treo cổ trên cây ở sau nhà. Khi đó, điện thoại đang quay một đoạn video, cảnh sát cho rằng cô bé đang ghi lại hình ảnh để đăng lên mạng xã hội, xác nhận thực hiện thử thách của trò chơi. Sau khi kiểm tra điện thoại, người ta phát hiện điện thoại di động của cô bé đã bị hack để thu thập hình ảnh, nội dung những tin nhắn tại Whatsapp.

Thử thách Momo khiến nhiều người không khỏi liên tưởng tới tử thách Cá voi xanh kinh dị không kém bắt nguồn từ Nga khiến hàng chục đứa trẻ tự tử. Tất cả những thử thách bệnh hoạn này đều hướng đến những nạn nhân là trẻ em.


Nhân vật Momo khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến một thử thách khác cũng kinh dị, bệnh hoạn không kém mang tên Cá voi xanh.

Không chỉ riêng Momo khiến các cha mẹ lo lắng mà gần đây nhiều cha mẹ phát hiện ra những video thiếu nhi trên Youtube Kids có lồng ghép hướng dẫn dạy trẻ tự tử, bạo lực gia đình, bạo lực bằng súng đạn, tình dục... Cô Free Hess, một bà mẹ người Mỹ, cho biết đã tìm thấy các clip trên YouTube và YouTube Kids hướng dẫn trẻ cách tự tử. 

Theo Free Hess, cô xem được video từ tháng 7/2018 sau khi được một bà mẹ khác cảnh báo. Nằm ở đoạn giữa video là cảnh một người đàn ông đeo kính bày cho trẻ làm thế nào để cắt cổ tay và mất một tuần sau đó Youtube mới gỡ bỏ đoạn video đó đi khi được báo cáo.

Theo CafeF

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.