Một bộ phim điện ảnh giải trí, tưởng chỉ đơn giản ở việc sai phạm thì cấm, hợp lệ thì duyệt, đóng góp phê bình khen chê phim, lại trở nên rạo rực sục sôi như chiến trường.

Người ta cãi nhau, chửi nhau, cuồng nộ hằn học, thậm chí từ mặt nhau vì bất đồng quan điểm. Chuyện hài hước đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình chuyện lạ đó đây thế giới.

Đi sâu vào lý giải, chúng ta nghiệm ra những nguyên nhân chính sau đây:

1) CHỦ NGHĨA DÂN TỘC: Một tác giả người Do Thái từng nói: "Nếu nắm được bản chất, bạn sẽ hiểu Chủ nghĩa Quốc gia (nationalism) (còn gọi là CHỦ NGHĨA DÂN TỘC) đơn giản là một công cụ để củng cố chính quyền và kiểm soát sự đồng lòng trong nhân dân.

Con người là động vật bầy đàn, nhưng từ khi có trí khôn thì độc lập tư duy nhận thức, 10 người 10 ý. Vô cùng khó khăn để tất cả có thể ngoan ngoãn đồng lòng làm việc cùng nhau. Vì vậy từ các bộ lạc nguyên thủy, họ đã phải sáng tạo ra thứ gì đó để mọi người ngoan ngoãn tin tưởng, đồng lòng đoàn kết. Những tín ngưỡng, các vị thần linh này nọ cứ thế ra đời. Dễ thấy rằng ở vị trí trung tâm của các bộ lạc làng xã luôn là nơi xây dựng các công trình tín ngưỡng, đền đài thờ phụng... vì đó là thứ tiên quyết cho sự tồn tại của bộ lạc.

Xã hội càng phát triển văn minh, những sự sáng tạo này càng phải mang những lý tưởng cao đẹp hơn để con người tin tưởng mạnh mẽ hơn. Nếu như ở thời phong kiến người ta tin tưởng vua là thiên tử, là thánh nhân thì dần dần chủ nghĩa dân tộc lên ngôi vì nó cao cả đẹp đẽ hơn rất nhiều. Có như thế mới có những người lính sẵn sàng hi sinh vì đất nước, những lính phát xít Đức, Nhật... sẵn sàng chiến đấu mù quáng vì lý tưởng quốc gia mình.

Vậy đó là công cụ vô cùng cần thiết để ổn định xã hội và đoàn kết dân tộc. Những chính quyền của những quốc gia tỷ dân nhiều sắc tộc như Ấn Độ, Trung Quốc... hiểu điều đó nên cực kỳ đẩy mạnh tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc. Là con dao hai lưỡi, nó dẫn đến những hệ quả tiêu cực, ngăn cản sự tự do phát triển xã hội nếu đi quá đà, cực đoan.

Một bộ phim hư cấu lấy cảm hứng lịch sử (không phải phim tài liệu lịch sử) có lẽ là một điều bình thường trên thế giới, nhưng đối với những tín đồ chủ nghĩa dân tộc, đó có thể là điều không thể chấp nhận được, là xuyên tạc lịch sử, là tàu khựa, sính ngoại... Thế là các sử gia online mọc lên như nấm sau mưa, chửi rủa một bộ phim hư cấu đã được kiểm duyệt... để thỏa lòng chủ nghĩa dân tộc.

2) TƯ DUY NHỊ NGUYÊN (Binary thinking): Không phải ta thì là địch,  không đúng thì là sai, không tốt thì là xấu. Tư duy nhị nguyên nguy hiểm vì nó cản trở cái nhìn đa chiều, khách quan. Người ta sẽ chỉ nhìn thấy ai không cùng quan điểm với mình là kẻ thù. "Tao chê mà mày khen, phải chửi nhau thôi". "Phim nước ta thì không được dính dáng đến người tàu, phim không đúng với bản cũ tôi đã xem thì là sai"...

3) THIÊN KIẾN XÁC NHẬN (Confirmation Bias): những mặc định có sẵn trong đầu mà không cần kiểm chứng hay sự thật thế nào. "Tao thấy thằng diễn viên tao ghét có mặt trong phim thì chắc chắn phải chửi mặc dù chưa cần xem." "Nghe mọi người nói phim này xuyên tạc lịch sử nên tao phải chửi vì nó đụng chạm đến lòng tự tôn dân tộc của tao. Không cần xem phim đâu, phải chửi trước đã."

4) SỰ GANH GHÉT KÈN CỰA NHAU cứ dần trở thành dân tộc tính.

Là những tính xấu hiển nhiên của loài người, nó sẽ được giảm thiểu nếu có nền giáo dục dân trí tốt, ngược lại sẽ lây lan di truyền và trở thành dân tộc tính.

Sự ganh ghét kèn cựa này khá phổ biến giữa những người trong nghề với nhau, thậm chí cả những tiền bối già về sinh học mà trẻ con trong nhận thức. Họ thường có suy nghĩ: "Mày không được giỏi hơn tao". "Trình mày còn kém lắm, tao mới là số 1".... Vì thế thay vì đóng góp xây dựng, tử tế với nhau, họ thường tìm cách đạp nhau xuống bùn, bêu riếu sỉ nhục hạ bệ nhau...

Thật là đúng với câu nói vui: "Giàu nó ghét, đói rét nó khinh, thông minh nó tiêu diệt..."

Tu Lenh Anh Do

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.


I- TÌNH HÌNH

Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những năm qua, các cấp, các ngành đã nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học nước ta có bước phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường.

Công nghiệp sinh học từng bước được hình thành; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất, thương mại hoá sản phẩm công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực với quy mô lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu về công nghệ sinh học tăng cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ; một số lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học lạc hậu so với khu vực và thế giới; công nghiệp sinh học chưa trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là do nhận thức của không ít cấp uỷ, chính quyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học chưa đầy đủ; cơ chế, chính sách chưa phù hợp, thiếu hấp dẫn để thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; mối liên kết giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa hiệu quả, còn lỏng lẻo.

II- QUAN ĐIỂM

1. Phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân.

2. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của quốc gia đi sau. Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trọng điểm, cơ bản, nhất là tận dụng ưu thế về đa dạng sinh học nước ta.

3. Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng là giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội; lấy doanh nghiệp là chủ thể, có cơ chế, chính sách vượt trội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp sinh học.

III- MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á.

Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2030

- Nền công nghệ sinh học nước ta đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

- Xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2045

Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á.

Công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GDP.

IV- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nghiên cứu, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống Nhân dân.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một nội dung, nhiệm vụ được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, ngành, lĩnh vực.

- Hệ thống báo chí chú trọng giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học; chủ động tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả.

2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; bảo đảm an toàn sinh học.

- Có chính sách vượt trội, phù hợp để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y dược, quốc phòng, an ninh; khuyến khích đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đối với vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghệ sinh học; đào tạo, phát hiện, sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học.

- Xây dựng cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học; xây dựng, triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm công nghệ sinh học.

3. Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; các vắcxin và chế phẩm sinh học phòng bệnh cho vật nuôi, cây trồng, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm, mới phát sinh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp thông minh, an toàn, hiệu quả, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý, hiếm.

- Phát triển, ứng dụng, hiện đại hoá công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến các sản phẩm an toàn, hiệu quả, có giá trị cao từ nguồn nguyên liệu trong nước.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế. Tập trung nghiên cứu, sản xuất thuốc, vắcxin đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong công nghiệp dược phẩm, công nghệ gen, sản xuất nguyên liệu và các loại thuốc sinh học, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược.

- Chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường; giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sản xuất nhiên liệu, vật liệu sinh học thân thiện môi trường, phát huy tiềm năng kinh tế biển.

- Tập trung xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sớm quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học, khai thác tối đa lợi thế vùng nhằm sản xuất các sản phẩm chủ lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; liên kết các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học.

- Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ sinh học nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữu trí tuệ; nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp; xây dựng thương hiệu, thương mại hoá sản phẩm; khai thác, sử dụng hiệu quả các phát minh, sáng chế công nghệ sinh học có giá trị cao của thế giới, ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp sinh học.

- Chủ động ứng phó tình huống khủng bố bằng tác nhân sinh học, chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học; xử lý chất độc hoá học; bảo đảm an ninh sinh học trong nghiên cứu, sản xuất, làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

4. Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo nhân lực công nghệ sinh học từ giáo dục phổ thông đến đại học và trên đại học. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ sinh học, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ sinh học. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn, bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ nhà khoa học đầu ngành, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu có uy tín đạt trình độ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, xuất khẩu nhân lực công nghệ sinh học có trình độ cao.

- Tập trung đầu tư nguồn lực nhằm nâng cao năng lực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, trong đó ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học mà Việt Nam có lợi thế.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện, sớm đưa các trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ở ba miền Bắc, Trung, Nam vào hoạt động; hiện đại hoá hệ thống phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, các trung tâm đánh giá, kiểm định; xây dựng một số trung tâm kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu giám sát và phòng, chống dịch bệnh.

- Hỗ trợ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học - công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ đạt trình độ quốc tế; nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu công nghệ sinh học lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan đến công nghệ sinh học mà Việt Nam tham gia.

Có chính sách mua, chuyển giao, trao đổi công nghệ sinh học, trong đó quan tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ có giá trị cao của thế giới vào Việt Nam; hợp tác nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế sinh học, quản lý tài nguyên, quản lý kinh tế, xã hội bền vững với các quốc gia có trình độ công nghệ sinh học phát triển.


V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nội dung Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết.

2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật; tăng cường giám sát hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

3. Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện chính sách liên quan đến phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện Nghị quyết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật có liên quan đến phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết, phát huy vai trò phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, hướng dẫn việc quán triệt thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện, báo cáo Bộ Chính trị.

Nguồn: Chinhphu.vn

 

 

Sài Gòn những ngày này chấn động bởi những đại gia bất động sản và tài chính bị bắt. Đã có những cái chết khiến nhiều người đồn thổi, lo lắng. Có lẽ đây là những ngày sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một thời kỳ có nhiều biến động.

1. Chuyện nước Nhật Bản

Năm 2011, có chuyện Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara đã phải xin từ chức vì bị tố cáo đã nhận một khoản tiền quyên góp (600$) từ một người nước ngoài khi ông vận động góp quỹ bầu cử cho đảng của ông. Ông Maehara đã xin lỗi người dân Nhật Bản và đã từ chức chỉ sau sáu tháng nhận chức.

Khoản tiền này tuy nhỏ nhưng luật pháp Nhật Bản cấm nhận những khoản đóng góp chính trị từ các cá nhân là người nước ngoài.

Trên thực tế, “người ngoại quốc” mà ông nhận tiền đóng góp là một bà hàng xóm, chủ một quán ăn mà ông quen biết nhiều năm nay. Chính ông có thể cũng không biết bà vẫn mang quốc tịch Hàn Quốc.

Chuyện không để chính trị bị các thế lực ngoại bang, nhất là các ngoại bang thù địch hoặc có dã tâm là rất quan trọng và nhạy cảm. Nó gắn với an ninh quốc gia và uy tín chính trị của nhà cầm quyền.

Ở nước ta, xưa thì có các ông như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, kể cả góc độ nhất định thì Nguyễn Ánh – Gia Long, sau thì có các ông như Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, góc độ nhất định cả Phùng Quang Thanh đều là những tấm gương trong xử lý quan hệ với nước lớn có dã tâm…

2. Vài nét về người Việt gốc Hoa ở Việt Nam

Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, gắn liền với nhiều đợt di dân, thôn tính và cai trị của các triều đại phương Bắc (Trung Hoa). Tuy nhiên, các dòng tộc, gia đình, có khi ban đầu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng sau nhiều thế hệ sống trong môi trường văn hóa Việt, lấy vợ lấy chồng nhiều đời, đều trở thành người Việt chính hiệu cả về văn hóa và ý thức chính trị. Nhiều người nổi tiếng dù là gốc gác phương Bắc nhưng trở thành những anh hùng Việt Nam, tham gia các cuộc kháng chiến của người Việt chống lại xâm lược của phương Bắc.

Có những dòng họ như dòng Mạc Cửu – người chinh phục và phát triển vùng đất Hà Tiên, sau khi đầu quân gia nhập về đất Việt, được tấn phong chức truyền đời Tổng đốc và làm đến 4 đời. Nhiều nhóm người Hoa ở Việt Nam không còn nói tiếng Hoa hoặc tiếng nơi họ có nguồn gốc, họ đã được Việt hóa và tự nhận là người Việt. Người Hoa thường chỉ để gọi các nhóm người mới di cư chưa đầy 3 đời hoặc một số nhóm sống biệt lập thành cộng đồng rất riêng, không nói tiếng Việt.

Trước năm 1975, người Hoa (Việt gốc Hoa) ở miền Nam có khoảng 1,5 triệu người, tập trung ở vùng Chợ Lớn. Họ nắm giữ kinh tế của xã hội miền Nam do tài năng kinh doanh và tinh thần gắn kết bè đảng của họ.

Sau năm 1975, ngoài đợt chạy di tản trước 30-4, có sự kiện “nạn kiều”, tức sự kiện người Hoa ồ ạt di cư về Trung Quốc và đa phần đi nước ngoài do Việt Nam có chiến tranh với Trung Quốc. Có khoảng trên dưới 1 triệu người đã ra đi, trong đó có cả những người giỏi về làm ăn, giàu có về tài sản.

“Nạn kiều” năm 1978-1979 không hẳn là kết quả chính sách của TQ xúi giục “đội quân thứ 5” làm loạn nước ta, nó còn là biện pháp rất ngoạn mục của chính Nhà nước Việt Nam để thúc đẩy, ép buộc người Hoa, Việt gốc Hoa ra khỏi các ngành và địa bàn trọng yếu về an ninh, xã hội…

Kết quả là người Hoa gần như sạch bóng khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Ở Sài Gòn – Chợ Lớn, người Hoa chỉ còn khoảng gần 1 triệu người, sống tập trung ở Quận 5, 6, 11.

Những nhóm người Hoa bình thường (vốn có quê hương rất khác nhau và mức độ hòa nhập, “Việt hóa” cũng khác nhau) thường chỉ chăm chút làm ăn, không thích can dự vào chính trị. Khi Việt Nam gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế năm 1978-1991, nhiều người Việt gốc Hoa đã được khuyến khích trổ tài sản xuất, buôn bán, kinh doanh, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới. Nhiều công ty làm ăn chân chính, phát triển đến tận bây giờ như Biti’s, Kinh Đô, Minh Long… thành những thương hiệu Việt nổi tiếng được Nhà nước vinh danh.

Nhưng cũng có những công ty của người Hoa lợi dụng chính sách đổi mới, kinh doanh thao túng thị trường, vi phạm pháp luật như Minh Phụng một thời. Những công ty này thường được các thế lực tài phiệt Trung Quốc ở Hồng Kông, đằng sau nữa là Trung Quốc lục địa tiếp tay, thao túng, bơm tiền và chi phối…

Sau sự kiện tuyên án tử hình Tăng Minh Phụng năm 2003, ta chỉ thấy còn các công ty người gốc Hoa làm ăn chân chính (sản xuất) phát triển và chấp hành chính sách tốt. Số buôn bán và thao túng tài chính chỉ giữ ở quy mô nhỏ, gia đình ở Quận 5, quận 6.

3. Vạn Thịnh Phát?

Vạn Thịnh Phát gắn liền với bà chủ (danh nghĩa duy nhất ở Việt Nam) là bà Trương Mỹ Lan, xuất thân từ 1 tiểu thương bán vải chợ Soái Kình Lâm, sau lấy chồng là ông Chu Lập Cơ, người Hồng Kông (ông này sau được biết là tay chân thân tín và tài phiệt cho trùm tham nhũng và là Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang); họ có một con quốc tịch Hồng Kông.

Họ Trương là họ lớn bên Trung Quốc và có di cư sang Việt Nam nhiều đời, nhiều chi độc lập nhau. Nhóm họ trương (đã Việt hóa) tại Sài Gòn là 1 trong vài dòng họ có thế lực mạnh nhất Sài Gòn, kể cả thời trước năm 1975 lẫn bây giờ trong chính thể hiện nay.

Sự thành công và thao túng tài sản mạnh nhất của Vạn Thịnh Phát gắn liền với 10 năm cầm quyền của Lê Thanh Hải. Ông Hải lại có vợ là bà Trương Thị Hiền, là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, trước làm đến chức Phó Chủ tịch nước. Chưa có bằng chứng để nói dòng họ Trương của bà Hoa – Hiền với dòng Trương của bà Lan có gắn bó về gia tộc hay không, nhưng trong bối cảnh xã hội Việt Nam với các phong trào dòng tộc, đồng hương rất mạnh thì rất có thể có sự liên hệ đáng kể ở đây.

Dù cho họ Trương VN Sài Gòn không phải là họ Trương gốc Hoa của bà Trương Mỹ Lan, nhưng dòng họ Trương đều có nguồn gốc từ vùng nam sông Dương Tử. Văn hóa dòng họ hiện nay cũng rất phát triển ở Việt Nam và Trung Quốc.

Bà Lan xuất thân là chủ sạp buôn vải ở chợ Soái Kình Lâm. Năm 1992, sau khi có chính sách đổi mới, bà thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng. Quy mô rất nhỏ và hoạt động thương mại là chính.

Năm 2007, sau khi kết hôn với Chu Lập Cơ, cũng sau khi Lê Thanh Hải lên cầm quyền Sài Gòn, Công ty của Trương Mỹ Lan chuyển sang kinh doanh bất động sản là chính, với vốn điều lệ 6.000 tỷ, với tên tập đoàn. Vạn Thịnh Phát, với khoảng 20 công ty và ngân hàng con đã phát triển như diều gặp gió, thâu tóm các khu đất vàng vùng Trung tâm Sài Gòn và khu vực lõi của Chợ Lớn.

Cần biết là lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực rất lãi nhưng cũng nhiều rủi ro, nhất là rủi ro chính sách (tân quan tân chính sách) và cần rất nhiều tiền. Những gã khổng lồ nhiều tiền và đi đầu trong kinh doanh BĐS ở Sài Gòn như Diệp Bạch Dương, Đoàn Nguyên Đức, Cường Đô la, gần đây là Trịnh Văn Quyết, Tân Hoàng Minh… đều phải ôm đầu máu, kẻ bỏ của chạy lấy người, kẻ phá sản ôm vòng lao lý….

 Những công ty còn tồn tại cũng chỉ giữ quy mô vừa phải hoặc phải có bao che tiếp tay rất mạnh của hệ thống ngân hàng và cơ quan quyền lực. Riêng Vạn Thịnh Phát cứ lừng lững gặm hết đất vàng này sang đất vàng khác. Tất cả đều chỉ xây các khách sạn 5-6 sao hay Trung tâm thương mại hoặc thậm chí bỏ không cỏ mọc cả chục năm. Nhiều miếng đất sau khi gặm xong để cỏ mọc cả chục năm mà không có lệnh thu hồi, công ty cũng không lo lắng về hiệu quả.

Tài sản của Vạn Thịnh Phát đến nay cộng dồn đã lên con số hàng trăm nghìn tỷ. Chỉ 1 tòa nhà thôi tại mặt đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn cũng có giá trị trên 10 ngàn tỷ. Vạn Thịnh Phát có hàng mấy chục tài sản toàn chỗ đắc địa như vậy.

Nếu ở nước ngoài, có các biện pháp giám sát tài chính chặt chẽ, hệ thống thuế công bằng, thì Vạn Thịnh Phát không thể phất lên được hoặc nếu phất thì bị truy thu thuế, phạt tiền hoặc bỏ tù từ lâu…

Nhưng ở Việt nam, nó cứ lừng lững lớn lên, trở thành tài phiệt tài chính, thao túng sang cả các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng.

Có một chi tiết là vụ bê bối lộ ra khi bị can Dương Chí Dũng (TGĐ Vinalines) khai tại tòa có mang 1 triệu đô của Vạn Thịnh Phát đến biếu Tướng Phạm Quý Ngọ để vận động phê duyệt khu cảng Sài Gòn cho Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, lời nói của Dương Chí Dũng tại tòa bị cắt ngang ngay và có sự kiện không biết có liên quan không, nhưng sau đó vài ngày thì tướng CA Phạm Quý Ngọ nhập viện và chết luôn sau đó tại bệnh viện…

Một TGĐ Tổng công ty Nhà nước như Dương Chí Dũng còn phải làm đầu sai xách thuê 1 triệu đô cho Vạn Thịnh Phát thì chúng ta biết Tập đoàn này có thế lực như thế nào?

Vạn Thịnh Phát hầu như không có kinh doanh bất động sản. Nó chỉ có mua vào thôi, mà toàn mua các khu đất vàng hàng chục ha, hàng trăm ha… về sau, các hoạt động kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng có doanh thu thì các doanh thu đó chỉ đủ để trang trải chi phí kinh doanh và các chi phí khác. 

Vậy ta có quyền đặt câu hỏi: Nguồn tiền của Vạn Thịnh Phát lấy từ đâu? Liệu có liên quan gì đến các Cty khổng lồ nước ngoài không? Có liên quan đến các nguồn rửa tiền của các quan chức tham nhũng bên TQ không?

Trong “Hồ sơ Panama, Trương Mỹ Lan là cái tên Việt Nam đứng đầu bảng. Trương Mỹ Lan và chồng là Chu Lập Cơ đều có tên trong danh sách hồ sơ Panama nổi tiếng.

Ở Việt Nam, bà chủ Trương Mỹ Lan rất kín tiếng.

Truyền thông của Vạn Thịnh Phát rất chuyên nghiệp.

Bề nổi, ta chỉ thấy Vạn Thịnh Phát làm từ thiện rất nhiều, ủng hộ chính quyền TP HCM rất nhiều. Nhiều đến mức người bình thường không hiểu nổi…

Năm 2014 (cần nhớ là năm 2015 thì Lê Thanh Hải sẽ nghỉ chức), bà Trương Mỹ Lan có nộp đơn xin bỏ quốc tịch Việt Nam cùng nhiều thành viên gia đình (tất nhiên bà ta có quốc tịch nước ngoài rồi). Tuy nhiên, sau đó vài tháng lại xin rút đơn này.

Chỉ trong đợt chống dịch Covid lần này, VTP tài trợ rất khủng. Hãy đọc các báo thấy:

– Ủng hộ Quỹ vacxin 1450 tỷ đồng.

– Ủng hộ xây biếu không bệnh viện dã chiến 9A ở Bình Chánh.

– Xây biếu không bệnh viện dã chiến trên đường Đào Trí, Quận 7.

– Cải tạo 2 tầng thương mại của Chung cư cao nhất Chợ Lớn Thuận Kiều Plaza thành Bệnh viện dã chiến số 5.

– Ủng hộ 450 tỷ cải tạo Bệnh viện công An Bình.

– Mới đây, ủng hộ 1000 tỷ (47 triệu đô) để Thành phố nhập 5 triệu liều vacxin Vero Cell của Trung Quốc.

Câu hỏi:

– Vạn Thịnh Phát là công ty nghiêm chỉnh hay là công ty có ý đồ gì khác? Nguồn vốn của ai? Vốn gốc có dính gì với các tập đoàn mờ ám Hồng Kông không? Con đường thâu tóm đất vàng, đất có ý nghĩa an ninh, quân sự vùng Sài Gòn có được minh bạch về luật pháp không – về quy trình đấu thầu, giao đất và định giá? Kinh doanh của Vạn Thịnh Phát có đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước không?…

Thử kết luận:

– Lòng dân là thước đo cho chính trị và các quyết dịnh chính trị.

– Chính trị, dù là trong chống dịch hay lúc thái bình cũng phải đo bằng lòng dân.

– Vacxin chưa về và mới về, dân Sài Gòn đã sôi nổi bàn luận, trong đó có xu hướng muốn tẩy chay vacxin do Vạn Thịnh Phát tài trợ.

Kim Văn Chính

Được tạo bởi Blogger.