Nằm trên trục đường chính từ sân bay vào trung tâm thành phố, chùa Vĩnh Nghiêm cổ kính là một điểm du lịch thu hút với du khách nước ngoài, nhưng cũng là ngôi chùa đón tiếp lượng Phật tử lớn nhất trong những ngày Phật Đản. 

NGÔI CHÙA DÁNG CỔ XÂY BẰNG BÊ TÔNG

Từ đâu tháng 4 âm lịch đến nay, nhiều người đã tranh thủ đến viếng cảnh chùa để tỏ tấm lòng đối với mùa chay Phật Đản năm nay. Chùa Vĩnh Nghiêm hàng ngày đón một lượng người tới viếng rất lớn vì được nhiều người tin tưởng là ngôi chùa linh thiêng để cầu mong bình an cho mọi người…

 Chùa Vĩnh Nghiêm với không gian kiến trúc độc đáo mang trong mình một nét riêng biệt, nằm giữa những tòa cao ốc hiện đại. Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi công xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu. Về mặt kiến trúc, ông được nhắc đến là người đầu tiên dùng vật liệu hiện đại bê tông để thực hiện một công trình mang dáng nét kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Đây cũng được xem là công trình đầu tay và cũng nổi bật nhất, giá trị nhất, tiêu biểu nhất của ông. Công trình này xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 mới xong về cơ bản toà Phật Điện, toà Bảo Tháp và Tam quan. Đây là ngôi chùa có quy mô vào loại lớn nhất ở Sài Gòn, khuôn viên trên 6000 mét vuông, toạ lạc ở 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 3 - Tp.HCM)

Tuy nằm giữa trung tâm thành phố, chùa vẫn có khuôn viên rộng rãi, tạo cảm giá thoáng đạt cho du khách viếng thăm. Vừa bước đến trước cổng chùa là tuợng Phật Bà Quan Âm lớn huớng mặt ra đuờng đứng chấn giữa sân chùa. Khi ở bên trong sân chùa còn thấy nhiều cửa hàng bán đồ phật pháp, trong khuôn viên chùa có một quán chay nổi tiếng mở cửa từ sáng đến chiều muộn.



Ngay trong sân chùa, du khách có thể chiêm ngưỡng mái ngói cong vút và ngôi bảo tháp 7 tầng. Trên các bức vách mỗi tầng đều có những tác phẩm chạm trổ hình ảnh Đức Phật tinh tế.


Đi theo cầu thang rộng dẫn lên tầng trên để vào chính điện chùa. Ngay giữa chính điện là pho tượng Đức Phật Thích Ca và hai vị Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Ngoài ra còn có nhiều pho tượng Phật nhỏ hơn trên các bàn thờ.



Vản cảnh chùa có thể tiếp tục khám phá những bảo tháp và Phật điện khác trong chùa, như Tháp Quán Thế Âm, Tháp Xá Lợi Cộng Đồng.
Khi bước trở ra sân chùa, tận hưởng không gian thanh tịnh giữa bầu không khí khói hương trầm mặc giữa một thành phố ồn ào, náo nhiệt.

VỀ VỊ KIẾN TRÚC SƯ XÂY DỰNG CHÙA VĨNH NGHIÊM

Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng là người thiết kế chùa Vĩnh Nghiêm cũng là một kiến trúc sư gắn bó với việc xây dựng và sửa chữa nhiều ngôi chùa tại Việt Nam. Có thê thấy các công trình tiêu biểu của ông như :

Trong giai đoạn 1950-1955: Trùng tu Trấn Ba Đình ở Đền Ngọc Sơn và tu sửa Đền Lý Quốc Sư (hợp tác với kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức); Tu sửa Đền Tú Uyên, đền Voi Phục và đền Quan Thánh ở Hà Nội; Dựng lại cầu Thê Húc năm 1953; Lập họa đồ và trùng tu Chùa Một Cột năm 1955 sau khi Liên Hoa Đài bị phá sập năm 1954.

Trong giai đoạn từ 1955-1975: xây dựng Chùa Xá Lợi năm 1958; Xây đền thờ và Bảo tàng Kalong Chàm ở Phan Rí năm 1960; Chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn 1964-1971; Chùa An Quốc trong cư xá sĩ quan Chí Hòa, Sài Gòn năm 1972-1975; Viện Đại học Vạn Hạnh; Thiết kế trùng tu Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức ở thị xã Tân An; Nới rộng thêm Bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), Viện Bảo tàng Huế và Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng; Miếu Bà Chúa Xứ trên núi Sam, Châu Đốc năm 1973-1975 hợp tác với kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng.

Giai đoạn năm 1975: Chùa Quan Âm tại Paris (Champigny sur Marne), Pháp; Chùa Tịnh Tâm tại Sèvres, ngoại ô Paris; Liên Hoa đài tại Làng Mai, Pháp; Việt Nam Phật quốc tự, Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tỳ Ni, Ấn Độ



Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.