Sắp đến tháng 7 âm lịch, tháng mà nhiều người cho là
tháng cô hồn và ĂN CHAY để nhẹ nghiệp. Người tin nhiều về nghiệp chướng thì có
khi ăn chay cả tháng, người thường thường muốn khấn vái xin điều gì ăn một tuần
hay 10 ngày, còn bình thường mọi người rủ nhau ăn chay vào ngày 30/1 hay 14/15
âm lịch.
Nhưng dạo gần đây, việc ăn chay không chỉ là dành
riêng cho các Phật tử nữa mà ăn chay hiện nay đã trở nên phổ biến ở các nước
trên thế giới. Người ta ăn chay với nhiều lý do khác nhau, với khía cạnh vì để
bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật; hay thường thì ăn chay cũng để cải thiện sức
khỏe và có sức khỏe tốt, hay giảm cân, làm đẹp; còn dĩ nhiên phần đông là ăn
chay theo tôn giáo…
NGŨTÂN VỊ-TƯỞNG LÀ GIA VỊ NHƯNG KHIẾN NGƯỜI TA KHÔNG SIÊU THOÁT
Thường nghĩa của “ăn chay” đơn giản chỉ là ăn các loại
thực phẩm thực vật, không ăn thịt động vật. Ý nghĩa của việc ăn chay là dùng những
chất thanh đạm tạo cho thân tâm con người nhẹ nhàng thanh tịnh, điềm tính hơn,
làm lòng mình thanh thản hơn, có sức khỏe tốt, vui khỏe hơn nữa và giúp lấy lại
được cân bằng trong cuộc sống.
Một lưu ý với người ăn chay nhiều khi không hiểu hết,
thường chỉ nghĩ rằng ăn chay chính là người ta không chỉ không ăn cá thịt. Có một
qui tắc ăn chay buộc phải tuân thủ, đó là không được ăn các thức ăn gia vị nóng
và các thứ hôi nồng thuộc về loại NGŨ TÂN VỊ - năm món gia vị có mùi cay nồng gồm
hành, hẹ, tỏi, kiệu/nén và hưng cừ (kinh Phạm Võng gọi là Đại Toán, Cát Thông,
Từ Thông, Lan Thông, Hưng Cừ).
Nếu là Phật tử
thì năm loại này nếu bỏ vào trong tất cả các thứ thực phẩm đều không nên ăn, nếu
cố tình ăn thì Phật tử này phạm khinh cấu tội. Nhiều người sẽ rất tò mò, tại sao
Ngũ Tân là loài thực vật nên chắc chắn không hại đến sinh mạng của chúng sanh,
nhưng Phật tử không được ăn?
Theo giải thích từ phía Phật giáo thì điểm chủ yếu
chính là mùi vị hôi nồng của Ngũ Tân vị rất khó chịu. Những người sống chung
trong một tập thể, nếu ai cũng ăn nhằm loại cay hôi này thì tự nhiên họ không cảm
thấy khó chịu. Những nhười ăn Ngụ tân vị vừa cay vừa hôi sẽ làm những người
xung quanh khó chịu. Đã vậy, quan niệm trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy:
“Năm thứ rau cay nồng này ăn chín thì phát sanh dâm niệm, còn ăn sống thì tăng
trưởng lòng sân hận”.
Bởi vì, Ngũ Tân vị có tác dụng làm cho can hỏa vượng,
nên ăn chín dâm niệm phát sanh. Còn vì sao ăn sống lại tăng trưởng sân hận được
giải thích rằng Ngũ tân vị làm động can khí nên sân hận dễ phát sanh. Quan niệm
này cũng buộc cả hai dòng Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều không được ăn Ngũ Tân vị. Trong
kinh Phật dạy rằng: “Nếu Phật tử ăn ngũ vị tân thì phạm tội uế trược ngôi Tam Bảo.
Sau khi xả thân bị đọa vào địa ngục Thủy Phẩn”.
Theo một số người hiểu biết và tra khảo trong các bộ
Khảo Tín Lục quyển hai, trích dẫn trong kinh Tạp A Hàm nói: “Tội nhân trong địa
ngục này, lúc làm người ăn ngũ tân, làm nhơ uế ngôi Tam Bảo, khi thoát khỏi địa
ngục, phải bị đọa vào súc sanh làm chồn rừng, chó, heo ... Khi chuyển sanh làm
người, thân thể tanh hôi, mọi người đều nhờm gớm”.
Ăn NGŨ TÂN có tai hại lớn như vậy, nhưng đa số Phật
tử tu học Phật pháp, vì không hiểu rõ tội ăn ngũ tân rất sâu nặng nên thường
thích ăn ngũ tân cho ngon miệng. Nhưng hành, tỏi, kiệu hay củ nén thì nhiều người
biết, nhưng Hưng Cừ là gì thì vẫn khó hiểu, và nhiều người không biết. Theo nhiều
tài liệu giải thích, Hưng Cừ ở Trung Hoa không có thứ này, chúng thường mọc ở
vùng Bắc Ấn Độ và nước Y Lan. Đó là loại thảo mộc sống nhiều năm, cao độ hai,
ba thước. Gốc của nó giống như củ cải. Mới mọc khỏi đất bùn Hưng Cừ đã có hơi
cay hôi, khi để sống hay nấu chín mùi vị rất nồng nặc. Mùa Đông, bông lá đều rụi,
có thể dùng làm thuốc. Lá nó giống như Vũ Tinh (trong tự điển gọi là rau cải
thìa).
NÊN ĂN CHAY NHƯ THẾ NÀO?
Thông thường việc ăn chay không hạn chế thời gian
hay giới hạn về ngày tháng như: Ăn chay kỳ: nghĩa là ăn chay vài ngày/ tháng
hay vài tháng/ năm; chay trường: nghĩa là ăn chay suốt đời.
Ăn chay đã trở thành xu
hướng thời thượng với phong trào sống khỏe, vui khỏe. Mặc dù hiện nay sự đa dạng
về cách chế biến ẩm thực của các món ăn về thịt cá… có nhiều hương vị ngon và hấp
dẫn, tuy nhiên nhiều người vẫn chọn những món ăn với vị thanh đạm từ rau, củ,
quả… và từ bỏ những món ăn từ động vật.
Có nhiều lợi ích khi ăn chay, vì ăn chay là chế độ
ăn uống có nguồn gốc thực phẩm từ rau, củ, trái cây… cũng có thể sử dụng hoặc
không sử dụng những sản phẩm từ trứng, sữa. Ăn chay thường với mục đích để
thanh lọc cơ thể hay dùng vào chế độ ăn kiêng, chữa bệnh... Do vậy, nên ăn chay
phải kết hợp đúng cách với các thực phẩm rau, củ, trái cây, các thực phẩm có
tinh bột như cơm, mì, hủ tíu… sao cho hòa hợp với nhau và đầy đủ chất dinh dưỡng
giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất…
Khi ăn chay đúng cách sẽ giúp cơ thể thải bớt chất độc
ứ đọng ra ngoài giúp con người có sức khỏe tốt hơn, và kéo dài tuổi thọ hơn. Ăn
chay còn tốt cho não, vì các yếu tố dinh dưỡng cho hệ thần kinh não, chuyển tế
bào gốc của não thành tế bào thần kinh mới, kích hoạt sức khỏe thần kinh, giúp
bảo vệ các tế bào não, làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể chống các bệnh tật
tốt hơn.
Ăn chay đúng cách chính và áp dụng với chế độ ăn
kiêng ta nên ăn thực phẩm rau, củ, trái cây nhiều hơn, tránh các loại có nhiều
tinh bột và hạn chế các món chiên xào, thường hấp hay luộc thực phẩm chay và kếp
hợp với thể thao hàng ngày giúp cơ thể khỏe với vóng dáng thon ngọn, ngoài ra
ăn chay còn giúp giải độc cơ thể và điều chỉnh các chức năng của các cơ quan
khác, như gan và thận, kết quả là làn da sáng khỏe hơn…
Khi ăn chay hòa quyện vào với thực phẩm từ thiên
nhiên, thì hệ
thống tiêu hóa là không có thức ăn và nghỉ ngơi, cơ thể có nhiều năng lượng hơn
tạo cho con người có sự cảm nhận về tâm trạng tốt hơn, có sự bao dung, giản dị,
có cảm giác thanh bình, bình yên hơn trong cuộc sống.
Tháng 7 âm lịch ăn chay là việc nên làm và cũng nên
ăn chay cho đúng.
Muốn tìm hiểu thêm về những công dụng của bia Sagota không cồn (Sagota Alcohol - Free Beer) hay còn gọi là BIA CHAY xem chi tiết tại đây: http://sagota.vn/blog.html
Đăng nhận xét