Như Saigon8 đã từng đưa tin, vàng không còn là một loại trang sức thông
thường nữa mà đã được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Ngày nay, việc sử dụng
vàng điểm xuyến cho các món ăn đã và đang rầm rộ trở lại và phát triển ra
thêm.
Nhiều người cho rằng ăn vàng sẽ có khả năng chữa được bệnh ung thư, tuy
nhiên cũng nên cẩn trọng.
DÁT VÀNG VÀO ẨM THỰC
Vàng không chỉ là một kim loại
quý, có giá trị cao, mà còn được coi là biểu tưởng cho sự sang trọng và quyền lực.
Vì vậy, mua các món trang sức bằng vàng, dát vàng lên các thiết bị nội thất
trong nhà hay các vật dụng hằng ngày là một điều hết sức xa xỉ và tốn kém.
Thế nhưng ngày nay, ngoài những
giá trị sử dụng trên thì vàng cũng đã được sử dụng như một nguyên liệu tô điểm
cho các món ăn thêm phần bắt mắt. Thực ra, ý tưởng cho vàng vào các loại thực
phẩm không phải mới xuất hiện gần đây mà xuất phát từ Ai Cập, sau đó đến giới
quý tộc Anh, Mỹ… cũng sử dụng theo.
Việc xuất hiện của các món ăn dát
vàng đã có thể thay thế các món ăn “đẳng cấp” quen thuộc của giới thượng lưu
như gan ngỗng vỗ béo foie gras, cá ngừ đại dương, trứng cá… Đến cả những món ăn
nhanh rất đỗi quen thuộc như: pizza, hamburger, donut, bánh cupcake… nay cũng
được ưu ái phủ lên một lớp bụi vàng óng ánh hay những miếng vàng lá 24K đẹp mắt.
Nhiều người cho rằng việc dát
vàng lên các món ăn sẽ giúp tăng khẩu vị nhờ vào tác động tâm lý đến từ màu sắc
và giá trị của vàng. Bởi theo một nghiên cứu từ Đại học Oxford, việc bày biện
và trang trí món ăn có tác động đến vị giác và trải nghiệm trong bữa ăn. Trong
đó, nếu thức ăn được bày biện theo thiên hướng nghệ thuật, con người ta sẽ có
xu hướng tận hưởng bữa ăn một cách trọn vẹn hơn.
Năm 2017 là một năm chứng kiến
nhiều xu hướng ăn uống mới nở rộ ở Việt Nam. Khi cơn sốt trà sữa ngoại hay bánh
bông lan Castella vẫn chưa hạ nhiệt, các món kem dát vàng, trà sữa rắc bột vàng
lại xuất hiện và làm khuynh đảo những người sành ăn ở Sài Gòn.
Nhũng lá vàng “siêu mỏng” 24K
quen thuộc được dát lên bề mặt món ăn để trang trí, vừa tạo nên sự sang chảnh
cho món ăn, vừa tạo nên một trải nghiệm thú vị cho người thưởng thức.
Kem dát vàng đã bắt đầu xuất hiện
ở Sài Gòn vào khoảng tháng 4/2017. Đó vẫn chỉ là những cây kem ốc quế bình thường,
nhưng điểm khác biệt nằm ở mỗi cây kem được khoác một lớp lá vàng mỏng 24k ôm
trọn phần kem. Phần lá vàng mỏng này có vị mặn dịu nhẹ, khi ăn cùng với phần
kem ngọt sẽ tạo nên cảm giác rất thú vị. Cho nên dù có giá khá cao nhưng vẫn
khiến nhiều người tò mò cảm giác ăn vàng là như thế nào và muốn được thử ngày.
Bánh bông lan dát vàng dù chỉ mới
xuất hiện đầu năm nay nhưng vẫn có sức hút kì lạ khiến nhiều người muốn thưởng
thức ngay. Từ một thương hiệu bánh quen thuộc với rất nhiều tín đồ ăn uống là
Le Castella, bánh bông lan dát vàng được ra đời với 2 hương vị là dâu tươi và
matcha chocolate. Mỗi chiếc bánh sẽ được dát một lớp vàng mỏng 24k kín một mặt
bánh. Và giá cho mỗi chiếc bánh như vậy sẽ cao hơn gần 100 ngàn đồng so với các
loại bánh Le Castella không dát vàng.
Đến cả thức uống thần thánh trà sữa
cũng không nằm ngoài xu hướng này. Để thay đổi làm hài lòng khách hàng, cũng
như để bắt kịp xu hướng mới của giới trẻ, những ly trà sữa được cải biến và rắc
một lớp bột vàng hoặc những là vàng nhỏ trên bề mặt ly.
Vẫn là trà sữa với nhiều vị và
các loại topping thường thấy, chỉ có điểm khác biệt là nếu bạn gọi thêm topping
vàng thì cốc trà sữa của bạn sẽ có thêm một lớp vàng lá 24K hoặc bột vàng 23K.
Ngoài giá tiền phải trả cho cốc trà sữa thì bạn sẽ phải trả thêm khoảng 50.000
đồng nếu gọi thêm vàng lá và 40.000 đồng nếu bạn gọi bột vàng. Đây là một mức
giá được xem là khá đắt đỏ cho một loại topping trà sữa. Tuy nhiên, dù xuất hiện
khá trễ ở Sài Gòn, đến đầu tháng 2/2018, trà sữa dát vàng vẫn thu hút một lượng
lớn giới trẻ.
ĂN VÀNG CÓ THỂ GÂY HẠI SỨC KHỎE
Nhiều người cho rằng vàng quý và
ăn vàng cũng tốt cho sức khoẻ. Thực tế, vàng khi ăn không có vị gì cả, giá trị
dinh dưỡng cũng gần như bằng không. Nó được thêm vào đơn giản là vì đó là vàng,
và vàng thì là biểu tượng của sự giàu sang và xa xỉ.
Về mặt bản chất, vàng là một kim
loại quý, gần như không chịu tác động nào gây biến chất, nên một khi chúng ta
ăn vàng vào cở thể, nó không thể tồn tại được ở trong cơ thể, khi đi vệ sinh
thì vàng sẽ theo đó đi ra ngoài.
Nhưng không phải vì thế mà chúng
ta có thể ăn tùy tiện. Khi đi vào cơ thể, các tinh thể vàng còn có khả năng kết
hợp với protein trong hệ miễn dịch. Điều này sẽ gây ra 2 hiệu ứng, một là khiến
cho hệ miễn dịch của chúng ta mạnh hơn một chút, nhưng đồng thời lại làm thay đổi
cấu trúc của protein. Hai là hệ miễn dịch khi đó có thể sẽ xem những protein
này như tác nhân ngoại xâm, gây dị ứng, khiến cơ thể mẩn ngứa, kích ứng, thậm
chí là khó thở. Ngoài ra nếu ăn phải vàng không nguyên chất thì thực sự rất
nguy hiểm, vì một số muối của vàng là chất cực độc, có thể gây chết người nếu
tích tụ liều lượng đủ lớn.
Vì vậy có thể nói, dát vàng lên
thức ăn rốt cục chỉ nhằm mục đích tận hưởng sự giàu sang chứ không đem lại lợi ích
gì. Cho nên, chúng ta nên cân nhắc trước khi có ý định thử một món ăn dát vàng,
vì ngoài việc thoả mãn thú vui nhất thời, chứ không đem lại lợi ích cho sức khỏe
mà lại tốn thêm nhiều tiền.
PHAN HỒNG
Đăng nhận xét