Nhiều
thông tin hôm nay cho biết Viettel cho phép khách hàng tự gia hạn thời gian cập
nhật thông tin thêm ba ngày sau khi bị khóa nếu gặp trường hợp bất khả kháng.
Theo
thông báo của Tổng Công ty Viễn thông Viettel, hôm nay (2-6), các thuê bao đầu
tiên có thể bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ một chiều nếu người dùng không hoàn thành
việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động theo quy định.
Vì
lý do này các khách hàng Viettel đã phải ùn ùn kéo đến các điểm giao dịch để bổ
sung ảnh vì sợ bị khóa sim.
NGƯỜI
DÙNG HỐT HOẢNG
Chính vì vậy, trong những ngày gần đây, lượng khách
hàng đổ về các điểm giao dịch của nhà mạng Viettel tăng đột biến, tình trạng
quá tải diễn ra ở nhiều nơi. Tại điểm giao dịch của Viettel trên đường Hoàng Quốc
Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bà Nguyễn Vân Anh đến đây từ sớm để phản ánh việc
thuê bao của mình đã bị chặn một chiều.
Bên cạnh đó, nhiều người dùng Viettel cũng chia sẻ
trên mạng xã hội việc SIM bị khóa một chiều dịch vụ do thiếu thông tin thuê
bao, bao gồm thông tin CMND và ảnh chân dung chính chủ nên đổ xô đi bổ sung
thông tin.
Theo báo Pháp Luật cho biết: Bà Mai Thị Thu Huyền, cửa
hàng trưởng cửa hàng Viettel trên đường Hoàng Quốc Việt, cho biết: Trước thời
điểm khóa một chiều với khách hàng chưa bổ sung thông tin (2-6), lượng khách đến
đăng ký tăng đột biến.
“Mỗi ngày trung bình chúng tôi tiếp nhận khoảng
500 lượt khách hàng. Ngày cao điểm, chúng tôi phải huy động thêm 16 cộng tác
viên để hỗ trợ bổ sung thông tin cho các thuê bao”
- bà Huyền nói.
Một trong những nguyên nhân khiến cho lượng khách
hàng đến bổ sung thông tin tăng đột biến xuất phát từ một âm thông báo tự động
để nhắc nhở người dùng hoàn thành việc bổ sung thông tin chính chủ trước ngày
2-6. Âm thông báo này được phát ra ngay khi thuê bao thực hiện cuộc gọi. Tuy vậy,
nhiều khách hàng khi nhận được âm thông báo này đã nhầm tưởng thuê bao của mình
đã bị khóa cuộc gọi nên vội vàng đi đăng ký.
“Nhiều khách hàng không nghe hết nội dung thông báo.
Trong đó đã thể hiện “Cuộc gọi của quý khách sẽ được tiếp tục sau khi kết thúc
bằng thông báo này…”, sau đó mới có yêu cầu đề nghị khách hàng bổ sung thông
tin thuê bao để không bị tạm ngưng dịch vụ một chiều. Thế nhưng nhiều khách
hàng chỉ nghe được thông tin sau mà không nghe được thông báo trước đó” - đại
diện Viettel giải thích thêm.
Đại diện hãng viễn thông Viettel cũng khẳng định vẫn
cho phép khách hàng tự gia hạn thời gian cập nhật thông tin thêm ba ngày sau
khi bị khóa nếu gặp trường hợp bất khả kháng, không thể chuẩn hóa thông tin
thuê bao trong thời hạn quy định. Thời gian gia hạn là ba ngày sau khi thuê bao
bị khóa một chiều để khách hàng thu xếp thời gian hoàn thành việc cập nhật
thông tin thuê bao. Việc gia hạn được thực hiện một lần duy nhất thông qua ứng
dụng My Viettel, nhắn tin hoặc gọi tổng đài miễn phí.
CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT
Cũng theo nhà mạng Viettel, để đảm bảo việc phục vụ
khách hàng cũng như tránh tình trạng quá tải các cửa hàng, siêu thị do khách đến
giao dịch, đơn vị này đã tổ chức phân lớp khách hàng theo khu vực và đối tượng
để gửi tin nhắn.
Cũng nguồn tin trên báo Pháp Luật một đại diện
Viettel nói rằng:“Sau đợt gửi tin nhắn đầu
tiên này, Viettel sẽ tiếp tục gửi tin nhắn các đợt tiếp theo để khách hàng có
thời gian cập nhật thông tin mà không gặp phải trường hợp hệ thống lỗi do quá tải
khi đăng ký qua dịch vụ online My Viettel hoặc phải xếp hàng chờ khi đến các điểm
giao dịch Viettel trên toàn quốc”.
VinaPhone cũng đã thông báo về việc bổ sung thông
tin, chụp ảnh chân dung tới khách hàng. Như vậy, các SIM chưa chuẩn hóa thông
tin cũng có thể bị khóa một chiều từ những ngày đầu tháng 6 này.
Theo Nghị định 49/2017, các chủ thuê bao buộc phải cập
nhật ảnh chân dung và thông tin CMND lên hệ thống trước ngày 24-4 vừa qua. Các
nhà mạng cũng đã triển khai việc nhắn tin yêu cầu các chủ thuê bao cập nhật
thông tin.
Lý giải thêm về việc này, Cục Viễn thông cho hay
24-4 không phải hạn chót để nhà mạng cắt liên lạc của các thuê bao chưa cập nhật
thông tin cá nhân. Thay vào đó, đây là thời điểm mà nhà mạng phải chịu trách
nhiệm với cơ quan quản lý về việc chuẩn hóa dữ liệu thông tin thuê bao theo Nghị
định 49/2017.
Sau thời gian trên, cơ quan quản lý có thể kiểm tra
dữ liệu của nhà mạng, nếu các đơn vị chưa cập nhật đầy đủ thì có thể bị xử phạt.
CHỦ
THUÊ BAO CÓ THỂ BỊ KHÓA HAI CHIỀU
Theo Nghị định 49/2017 của Chính phủ, nếu giả mạo, sử
dụng giấy tờ cá nhân, tổ chức khác để thực hiện giao kết hợp đồng thuê bao SIM
sẽ bị phạt từ 200.000 đến 500.000 đồng. Đối với người dùng chuyển quyền sở hữu
SIM mà không đăng ký lại thuê bao cũng bị phạt tương tự.
Đối với doanh nghiệp viễn thông di động sẽ bị phạt
tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng không thông báo hoặc không yêu cầu các
thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định.
Cũng theo Nghị định 49/2017, thuê bao di động đều phải
có thông tin chính xác bao gồm thông tin đối tượng sử dụng số thuê bao và ảnh
chụp chân dung chủ thuê bao, nếu không có thể sẽ bị khóa một chiều.
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu
cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu
tiên gửi thông báo, đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ
viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai
chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, đồng
thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn
thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
(Ảnh Pháp Luật)
Đăng nhận xét