Luật
Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Theo đó, Luật Giáo dục
quy định, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập sẽ được miễn học phí.
Từ 1/7/2020, Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực,
thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục năm 2009.
Học
sinh tiểu học được miễn học phí
Theo đó, luật Giáo dục quy định, giáo dục tiểu học
là bắt buộc, Nhà nước phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập
giáo dục THCS. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả
nước, quyết định kế hoạch, đảm bảo các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
Khoản 3, điều 99, Luật Giáo dục 2019 nêu rõ, học
sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn
không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được
Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định.
Bên cạnh đó, các trẻ mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc
biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, vùng bãi ngang ven
biển, hải đảo được miễn học phí và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện với
trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS.
Chính
sách miễn học phí với sinh viên sư phạm bị bãi bỏ
Điều 85 của Luật Giáo dục 2019 quy định: "Học
sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc
công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước
đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo".
Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng
các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học
phí quy định.
Bộ GD&ĐT chính sách miễn giảm học phí đã có tác
dụng thúc đẩy nhất định khi có một số lượng sinh viên đăng kí học ngành sư phạm.
Đây là một trong những lí do chính, thu hút được khoảng 50,5% sinh viên chọn
ngành sư phạm.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những sinh viên này có
thực sự phù hợp với yêu cầu ngành cũng như có nhiều sinh viên giỏi vào ngành sư
phạm hay không. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hướng nghiệp.
Đó cũng chính là lí do vì sao nhiều năm qua sinh viên sư phạm chưa thể rơi vào
miền chọn nghề tối ưu theo mô hình hướng nghiệp hiện đại.
Theo
Báo Mới
Đăng nhận xét