Tìm đâu
xa xôi những bức họa trên các con hẻm Sài Gòn.
Đã hơn 2
năm nay, người dân sống ở các con hẻm 62, 64 đường Nguyễn Khoái (quận 4,
TP.HCM) đã quen thuộc với những bức tranh sinh động, vui tươi được vẽ lên trên
những bức tường cũ kỹ, hoen ố. Người vẽ bức tranh này là ông họa sĩ Nguyễn Văn
Minh (75 tuổi, quận 4), thời trẻ ông đã từng theo học trường trường đại học Mỹ Thuật. Nhưng do chiến
tranh nên sau đó ông chuyển sang dạy học.
Từng bỏ
tiền túi ra để mua sơn, màu, và cần mẫn tỉ mĩ vẽ những bức tranh sinh động mang
nhiều màu sắc vui tươi gần gủi với nhiều chủ đề về đồng quê, mùa xuân, danh lam
thắng cảnh…
Nhiều người dân ở đây cũng nhờ ông vẽ những bức
họa để quảng cáo cho quán của mình sao cho đẹp và độc đáo nhất.
Và những
câu cảnh báo, biển báo như: nhớ! Chạy xe bên phải, hẻm cụt, hẻm chật, hoặc kêu
gọi người dân giữ vệ sinh chung.
Đôi khi
những bức tranh cũng được ông thêm vào những câu thơ, bài thơ hay truyện kiều,
những câu ca dao… và thường sau vài tháng những bức vẽ xuống màu, ố bẩn ông đều
đi tô lại.
Người
dân sống trong con hẻm này hầu như ai cũng thích thú, đều ủng hộ những bức họa
của ông. Trong những bức họa, tác phẩm “ bức họa đồng quê” ở đầu hẻm 64 được
ông thích nhất. Bức vẽ này, người họa sĩ đã tốn hết 400.000 đồng mua sơn, màu.
Thường mỗi
bức tranh ông vẽ trong 1 đến 3 ngày là hoàn thiện, và tính đến nay ông đã vẽ được
khoảng 40 bức họa trong các con hẻm gần khu này.
Đăng nhận xét