Vừa qua, nhiều thông tin về việc khách hàng của nhiều công ty tài chính
và nhiều ngân hàng tố khách hàng bằng cách dùng những lời lẽ de dọa và “khủng bố”
bằng hàng loạt cuộc điện thoại và tin nhắn.
Các ngân hàng, đặc biệt là các công ty tài chính, lúc kêu gọi cho vay
các doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thì chào những lời mời ngọt, mát tai đến lúc
đòi nợ lại không khác gì xã hội đen.
“BÊU” đủ trò, nói đủ
đường trên Facebook và “KHỦNG BỐ” bằng điện thoại.
Vừa qua, báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận được một vài trường hợp tài
khoản Facebook có cùng tên pháp lí ngân hàng đăng tải thông tin cá nhân, thông
tin ghi nợ và chụp ảnh đơn tố cáo đề nghị cơ quan công an khởi tố bị can với
các đối tượng là khách hàng đang ghi nợ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP
bank).
Chỉ cần truy cập Facebook và dò tìm cụm từ “Pháp lý ngân
hàng” là sẽ tìm ra một tài khoản được lập ra từ tháng 9 – 2017 đăng tải với nội
dung “công bố thông tin nợ của V.T.Đ.H”, cùng với thông tin ngày tháng năm sinh
địa chỉ thường trú, địa chỉ công tác sổ nợ , còn có ảnh chụp giấy cmnd và ảnh
chụp đơn khởi kiện. Tài khoàn này còn ghi rõ: “Nay ngân hàng đã hoàn tất thủ tục
khởi kiện đến tòa án nhân dân để khởi tố hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”.
Bằng thông báo này, yêu cầu của V.T.Đ.H có mặt tại địa phương đúng thời gian
theo thông báo lệnh triệu tập của tòa để giải quyết. Đến ngày 17.10 truy cập lại
tài khoản này thì ko rõ vì sao bài viết lại biến mất.
Ngoài ra, ngày 18.10 tại Facebook lại đăng tải công bố nội
dung “Ngân hàng khuyến cáo ông N.H.S” cụ thể là ông N.H.S đã vay ngân hàng hơn
30 triệu đồng Việt Nam và hiện đang trốn tránh, nội dung với ý nghĩa truy nã đối
tượng vay. Nếu ông N.H.S không trả đủ khoản vay này cho ngân hàng thì chủ hộ khẩu
và những người quan hệ với chủ hộ sẽ được triệu tập tại Tòa Án Nhân Dân Việt
Nam khi bên Ngân hàng chính thức khởi kiện. Cùng với nội dung đó là những hình ảnh
về CMND, đơn khởi kiện, sổ tạm trú…
Khi phóng viên liên lạc với các khách hàng bị tố trên “PHÂY”
thì nhận được câu trả lời: “Tôi với ngân hàng có sự thỏa thuận để tôi trả dần dần,
tôi ko thể cung cấp thông tin nào thêm”.
Tương tự, bà H. (đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh) trên
báo Tuổi Trẻ cho biết con bà vay 1 công ty tài chính hơn 60 triệu đồng trong
vòng 36 tháng và bắt đầu trả góp từ tháng 11 – 2015 mỗi tháng trả 2,9 triệu đồng.
Sau khi đóng được 10 tháng thì con trai bà bị tai nạn và gia đình gặp một số rủi
ro nữa nên việc trả nợ khó khăn. Do đó bà xin miễn lãi và thay con trả góp mỗi
tháng một triệu đồng nhưng phía công ty không đồng ý, khởi kiện con bà ra tòa
do quá hạn 7 kì thanh toán.
Theo thông báo khởi kiện công ty tài chính đến tháng 3 -
2017, con bà H. nợ hơn 21,5 triệu đồng “Nếu ông/bà ko thực hiện thanh toán công
ty có thể hiểu rằng ông/bà đang trốn tránh nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng và có
dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngoài việc khởi kiện để thu hồi
nợ, đây còn là cơ sở để công ty xem xét và yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra khởi
tố vụ án hình sự”, thông báo viết.
Trường hợp nêu trên ko hiếm. Sau khi người vay bỏ trốn, người
nhà, bạn bè rất có thể bị “khủng bố” bằng điện thoại để đòi nợ.
Anh S. (quận Bình Tân) cho biết 1 người bạn của anh vay tiền
tại công ty tài chính tự tiện lấy số điện thoại của anh làm số tham chiếu để
công ty liên hệ trong trường hợp không liên lạc được. Một thời gian sau người
này không trả được nợ nên đổi số điện thoại. Từ đó trở đi, nhân viên công ty
liên tục gọi điện thoại cho anh. “Họ vừa gọi vừa nhắn tin với những lời lẽ rất
khó nghe. Thậm chí còn nói tôi giựt tiền”. Bức xúc, tôi cho số điện thoại mới của
người bạn vay công ty nhưng những nhân viên này buộc tôi phải có trách nhiệm
liên hệ. Tôi ko hiểu vì sao mọi chuyện như vậy.
Cẩn thận không thành
con nợ của VP Bank
Nhiều khách hàng phản ánh, khi được mời đến các cơ sở của
Công ty TNHH Deaura trên địa bàn TP. Hà Nội để được trải nghiệm sản phẩm chăm
sóc sắc đẹp, họ đều được nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng của Deaura cho
biết có sự bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bằng cách
cho vay tiêu dùng cá nhân để mua sản phẩm ở đây. Bỏ ra 43 triệu đồng để chăm
sóc sắc đẹp, chưa biết hiệu quả thế nào nhưng họ sẽ trở thành con nợ của VPBank
khi dừng việc chăm sóc và sử dụng sản phẩm của Deaura.
Chị H.T.H ngụ tại thành phố Hà Nội được nhân viên của Công
ty TNHH Deaura tư vấn chăm sóc da và tư vấn các liệu trình về việc điều trị da.
Sau khi nghe tư vấn về tình trạng da và liệu trình chăm sóc da thì chị được báo
giá với số tiền lên đến 43 triệu đồng và khi mua sản phẩm và chăm sóc tại các
trung tâm của Deaura, khách hàng không phải trả tiền mà sẽ được bảo lãnh của
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bằng cách, ngân hàng sẽ cho vay
tiêu dùng cá nhân và mở tài khoản tại ngân hàng này, số tiền cho khách hàng vay
bằng với số tiền mua sản phẩm chăm sóc da của Deaura. Thời gian cho vay bằng với
thời gian trị liệu của khách hàng. Số tiền khách hàng vay của ngân hàng được giải
ngân vào tài khoản của Công ty Deaura.
“Nếu trong quá trình thực hiện trị liệu việc chăm sóc da, bản
thân tôi thấy không có hiệu quả hoặc vì một lý do nào đó tôi không tiếp tục
chăm sóc da tại đây nữa thì đương nhiên tôi sẽ trở thành “con nợ” của VPBank
hay sao?”, chị Hường thắc mắc. Trấn an cho chị Hường, nhân viên ở đây nói với
chị, đây chỉ là hình thức thôi.
Theo như Deaura khẳng định: Deaura chỉ thu hộ cho ngân hàng,
số tiền khách hàng trả hàng tháng cho mỗi lần đi trị liệu tương đương với số tiền
trả cả gốc và lãi cho ngân hàng, và được ngân hàng thông tin lại qua tin nhắn để
khách hàng tiện theo dõi khoản đã vay, nhưng khách hàng lại không nhận được tin
nhắn này… Vậy việc ngân hàng giải ngân vào tài khoản của Deaura có chuẩn xác?
Hay chỉ là cái vỏ bọc để trói buộc khách hàng đã đặt bút ký là không có đường
lui?
Có hay không việc liên kết giữa Deaura với VPBank để ép
khách hàng mua sản phẩm khi đến trải
nghiệm sản phẩm và chăm sóc da tại Deaura? Nếu trong quá trình chăm sóc da tại
đây, người tiêu dùng có thể không thích hợp với sản phẩm của Deaura và dừng lại
khi đã ôm một “đống hàng” thì nguy cơ người tiêu dùng trở thành “con nợ” của
VPBank là rất cao.
Đăng nhận xét