Mì ăn liền (mì gói) là một món ăn phổ biến, được ưa chuộng trong nhiều
gia đình vì nó mang lại nhiều sự tiện lợi, dễ dàng chế biến thành những món ăn
khác nhau khiến trẻ nhỏ ưa thích. Ngoài ra, dùng mì ăn liền còn là lựa chọn của
nhiều đối tượng trong việc tìm kiếm một món ăn chế biến nhanh, dễ ăn, gọn, rẻ
và tiện lợi.
Thế nhưng, việc dùng mì ăn liền gây ảnh hưởng đến sức khỏe luôn là vấn
đề nhận được nhiều ý kiến và sự quan tâm. Không ít người Việt trong chúng ta vẫn
đang trong tình trạng ăn thì cứ ăn, mà lo thì vẫn lo. Vậy thực chất có đúng mì
ăn liền sẽ gây hại cho sức khỏe như mọi người vẫn thường nghĩ?
HIỂU ĐÚNG, ĂN YÊN TÂM
Transfat là một chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, là
thành phần được chứa nhiều trong các thực phẩm chứa dầu được chiên đi chiên lại
nhiều lần. Đặc biệt, đây là chất béo có hại đối với những người bị những vấn đề
về tim mạch, huyết áp...
Tuy nhiên, trên thị trường sản xuất mì ăn liền hiện tại, GS.
Đống Thị Anh Đào – bộ môn Hóa Thực Phẩm trường Đại học Bách Khoa TP.HCM cho biết:
“Theo kết quả kiểm tra từ Trung tâm 3 (2016), một số sản phẩm mì ăn liền tại Việt
Nam có hàm lượng trans fat rất thấp, dưới 0.03g và được phép công bố “zero
trans” theo tiêu chuẩn của FDA hoặc không công bố theo qui định của Cục Đo lường
chất lượng Việt Nam”.
Cũng theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn
thực phẩm Việt Nam, kỹ thuật sản xuất mì ăn liền bây giờ đã hiện đại hơn rất
nhiều so với 2 thập kỷ trước đây. Các nhà sản xuất đã đầu tư được các dây chuyền,
công nghệ tiên tiến với quy trình sản xuất khép kín và gần như là tự động hóa
hoàn toàn.
Theo quan sát, tại các nhà máy sử dụng quy trình chiên mì hiện
đại (như của Acecook Việt Nam), khi chiên mì, dầu được làm nóng gián tiếp bằng
hơi nước, sau đó được dẫn vào chảo chiên bằng đường ống kín. Suốt quá trình
chiên, nhiệt độ dầu luôn duy trì ổn định. Vì vậy, với công nghệ mới này, không
có khái niệm dầu cũ, đồng thời đảm bảo chỉ số oxy hóa của dầu đạt tiêu chuẩn Việt
Nam.
Quy trình chiên hiện đại cũng cho phép nhà sản xuất kiểm
soát chặt chẽ, hạn chế tối đa phát sinh Transfat. Điều này phần nào được chứng
minh qua kết quả kiểm tra từ Trung tâm 3 (2016), một số sản phẩm mì ăn liền tại
Việt Nam có hàm lượng Transfat rất thấp, từ 0,01-0,04g.
Mặc dù đã đo được chỉ số hàm lượng Transfat có trong mì ăn
liền hiện nay là rất thấp, tuy nhiên, người dùng vẫn cần lưu ý bổ sung kết hợp
thêm rau xanh, các loại thịt hoặc trứng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết
cho cơ thể. Đồng thời, dù là bạn sử dụng thực phẩm nào đi nữa, cũng không nên
ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên cũng không tốt nhất là những loại thực phẩm
được chế biến sẵn.
Vậy nên, ngoài ăn mì ăn liền, bạn nên xem kẽ phở, bún, trong
các bữa ăn nhằm đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hằng ngày.
MÌ CHIÊN VÀ MÌ KHÔNG CHIÊN
Dựa trên phương pháp làm khô (giảm độ ẩm) trong quy trình sản
xuất , mì ăn liền có thể được chia làm 2 loại là mì chiên và mì không chiên.
Theo đó, với mì không chiên thì ở công đoạn làm khô mì được
sấy bằng nhiệt gió ở khoảng 80 độ C (trong khoảng 30 phút). Độ ẩm trong vắt mì
không chiên đạt mức dưới 10%. Còn mì chiên thì vắt mì được làm khô bằng cách
chiên qua dầu ở nhiệt độ khoảng từ 160 – 165 độ C trong vòng 2,5 phút. Sau
chiên, độ ẩm của vắt mì là khoảng dưới 3%.
Mì chiên: trong quy trình sản xuất có công đoạn xử lý nhiệt
(làm chín sản phẩm) bằng phương pháp chiên qua dầu. Nhiều người lo ngại mì
chiên nhiều lần sẽ có dư lượng chất béo cao, nhiệt độ dầu chien cao tạo nên nhiều
chất không tốt cho sức khỏe.
Mì không chiên: quy trình sản xuất mì không có công đoạn
chiên qua dầu, xử lý nhiệt bằng phương pháp sấy khô mì.
Năng lượng do mì ăn liền cung cấp chủ yếu từ carbohydrate và
chất béo, ít protein, ít các vitamin và khoáng chất. Do đó, một bữa ăn nhanh và
đầy đủ chất dinh dưỡng cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất kèm rau xanh như cà
chua, salad, bắp cải... để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.
THÙY ANH (tổng hợp)
Đăng nhận xét