LTS: Thị trường đặt món trực tuyến đang là sự cạnh
tranh gay gắt của nhiều công ty như Now, GrabFood, Lala…
Mới đây, một tân binh mới gia nhập cuộc đua nhưng
ngay lập tức đã gây chú ý với người tiêu dùng là GrabFood. Và CEO của Grab cho
biết số lượng đơn hàng được hoàn tất của dịch vụ này tại TP.HCM đã tăng gấp 2,3
lần. Với thị trường Hà Nội, số lượng đối tác kinh doanh trên GrabFood đã tăng 8
lần chỉ sau 1 tháng hoạt động thử nghiệm.
---------------
Kể từ khi Grab chính thức đặt chân vào mảng giao nhận
thức ăn với ứng dụng GrabFood thì cảnh tượng thường thấy ở các địa điểm ăn uống
nổi tiếng, đặc biệt là chuỗi trà sữa, cà phê là các “shipper áo xanh” đang “vây
kín” cả quán. Thậm chí, lực lượng này còn đông hơn cả khách mua hàng. Sự mở rộng
của GrabFood khiến những “cựu binh” lẫn “tân binh” trong thị trường này e ngại.
“Đi
mua trà sữa mà cứ ngỡ lạc vào… điểm tập kết của Grab”
Giờ nghỉ trưa, chị Như Ý (nhân viên văn phòng, quận
Tân Bình, TP.HCM) tạt qua quán trà sữa Gong Cha gần cơ quan để mua cho mình ly
trà sữa yêu thích, tiện thể mua giùm luôn cho đồng nghiệp nhưng “khi đến nơi,
tôi ngỡ mình… đi lạc vào điểm “tập kết” của tài xế Grab vì nhìn đâu cũng thấy
shipper GrabFood đang rồng rắn “order” thức uống”, chị kể.
Lý giải về hiện tượng “đông không tưởng” của lực lượng
shipper GrabFood tại hệ thống trà sữa Gong Cha, đại diện thương hiệu này cho biết:
“Khi hợp tác với GrabFood, dựa trên mục tiêu của GrabFood là mong muốn mang đến
cho khách hàng trải nghiệm mới mẻ hơn, Gong Cha đã sáng tạo ra một số thức uống
độc quyền chỉ dành riêng cho khách hàng đặt hàng qua GrabFood như Tam Bảo Đoàn
Viên, Uyên Ương Vọng Nguyệt... Sau một thời gian hợp tác, chúng tôi nhận thấy,
các món này đều bán rất chạy, lượng tài xế đến đặt hàng mỗi ngày tại quán rất
nhiều”.
Giờ cao điểm tại quán trà sữa Gong Cha, đối tác tài xế của GrabFood “áp đảo” cả khách |
Theo khảo sát riêng của chúng tôi, hiện tượng tương
tự cũng xảy ra tại hệ thống trà sữa Toocha, Meet Fresh, chuỗi thức ăn nhanh
Lotteria…
Có thể nói, trước đây, khi nói đến dịch vụ giao nhận
thức ăn, Now (trước là Delivery Now) gần như là lựa chọn đầu tiên và duy nhất
dù thị trường vẫn tồn tại những cái tên như Eat.vn, Chonmon.vn... Tuy nhiên, mọi
chuyện bắt thay đổi khi GrabFood vào cuộc.
Với lực lượng đối tác tài xế lên đến 175 nghìn (trừ
đi số tài xế 4 bánh thì số lượng tài xế 2 bánh của Grab vẫn rất cao), không khó
để hiểu chẳng mấy chốc lực lượng “shipper thức ăn” của Grab sẽ nhanh chóng “phủ
xanh” nhiều địa điểm ăn uống hàng đầu ở Sài Gòn và Hà Nội. Chưa dừng lại ở đó,
chỉ vài ngày trước, Grab cũng đã công bố mở rộng dịch vụ GrabFood đến Đà Nẵng.
Cuộc chiến giao thức ăn đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
Hàng dài shipper GrabFood đang xếp hàng đợi đến lượt mua trà sữa tại quán trà sữa Gong Cha Tân Bình |
Ai
sẽ trở thành “Seamless Việt Nam”?
Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực
tuyến ở Việt Nam dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Với miếng bánh
quá lớn, không chỉ GrabFood hay Now, gần đây, một số ứng dụng gọi xe khác cũng ồ
ạt ra mắt dịch vụ giao thức ăn. Tuy nhiên, hai “ông lớn” này vẫn là những cái
tên đáng gờm nhất.
Nhìn ra thị trường thế giới, với mô hình tương tự,
Seamless cực kì thành công ở Mỹ, nó đã trở thành một động từ khi người Mỹ nhắc
về việc gọi món ăn. GrabFood hay Now có khả năng trở thành “Seamless Việt Nam”
vẫn là một ẩn số khi GrabFood như chú “ngựa ô” đang hồi sung sức, còn Now vẫn
như “con hổ” quyết không từ bỏ địa vị “thủ lĩnh” mảng giao thức ăn.
Khách quan, cả Now và GrabFood đều có điểm mạnh và
điểm yếu riêng. Now là một trong 4 mảng dịch vụ mà Foody.vn phát triển tại thị
trường Việt Nam - đơn vị đang sở hũu nhiều hệ sinh thái nhất trong ngành ăn uống
ở Việt Nam. Do đó, Now rõ ràng có thế mạnh trong việc hợp tác với các nhà hàng,
quán ăn với con số hơn 20 nghìn đối tác. Trong khi đó, GrabFood cũng đã nhanh
chóng xây dựng mạng lưới đối tác nhà hàng, quán ăn của riêng mình.
Hiện tại, lựa chọn ẩm thực của khách hàng khi đặt
qua Now dường như phong phú, đa dạng hơn.. Tuy nhiên, nhờ vào lực lượng đối tác
tài xế hùng hậu, có khả năng “cắm chốt” tại bất cứ địa điểm ăn uống nổi tiếng
nào, GrabFood có lợi thế lớn với tốc độ giao hàng trung bình chỉ 25 phút/đơn
hàng. Tại một vài tòa nhà trung tâm, GrabFood cam kết thời gian thực hiện đơn
hàng chỉ 20 phút.
Với các dịch vụ giao thức ăn, tốc độ là yếu tố “sống còn” để đảm bảo hương vị món, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng |
Công nghệ là một thế mạnh khác của GrabFood, bù lại
“điểm yếu” khi chưa có được mạng lưới nhà hàng, quán ăn đa dạng như Now. “Công
nghệ phân tích dữ liệu cho phép chúng tôi hiểu rõ sở thích ẩm thực của từng
khách hàng Việt Nam để mang đến trải nghiệm nhanh chóng và thông minh nhất".
- bà Demi Yu, Giám đốc khu vực của GrabFood tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và
Philippines cho biết trong dịp GrabFood chính thức ra mắt tại Hà Nội vào đầu
tháng 10/2018.
Chưa dừng lại ở đó, GrabFood cũng chứng minh mình là
đối thủ “sừng sỏ” khi có thể thuyết phục những thương hiệu đình đám như Gong
Cha, MeetFresh, HeekCaa,… sáng tạo những món uống độc quyền, dành riêng cho
khách hàng đặt qua ứng dụng Grab.
Hay ngay khi ra mắt tại Đà Nẵng, Lotteria cũng đã đồng
ý chọn GrabFood làm đối tác giao nhận thức ăn ưu tiên và duy nhất của mình trên
toàn quốc.
Bên cạnh đó, trong trận chiến về giá, GrabFood cũng
ra mắt nhiều khuyến mại hấp dẫn như chương trình “free order” dưới 30.000 đồng
áp dụng một số khung giờ nhất định tại một số quận huyện trung tâm của TP.HCM
và Hà Nội, và chương trình freeship cho order trong vòng 5km áp dụng cho order
bất kì ở cả 3 thành phố GrabFood đang vận hành.
Dù là một “tân binh” nhưng dưới sự nuôi dưỡng của
Grab, GrabFood rõ ràng có nhiều cơ hội để bứt phá. Mặt khác, Grab đang tiến gần
đến mục tiêu trở thành siêu ứng dụng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
hàng ngày của người dân. Phát triển trên cùng 1 nền tảng, GrabFood chắc chắn sẽ
thu hút không ít lượng khách hàng khổng lồ từ dịch vụ GrabBike, GrabCar,
GrabExpress sẵn có. Tuy nhiên, việc GrabFood có thể thay đổi cục diện giao nhận
thức ăn hay không vẫn là điều khó đoán.
Theo
cafef.vn
Đăng nhận xét