Nhật Bản hiện đại nhìn qua góc nhìn của một du học
sinh, ngoài một Nhật Bản truyền thống với hoa anh đào tượng trưng cho sự vật và
cô gái Kimono tượng trưng cho con người Nhật Bản. Văn hóa đại chúng Nhật với
các bạn trẻ là phim hoạt hình Anime –
Truyện tranh – Game...
Bên cạnh là đó là những phát hiện về cuộc sống học tập
và làm việc của chính người Nhật, có những sướng khổ , để thấy ở đất nước này
không chỉ có màu hồng. Qua những mảng màu xám để có thể thấy rõ hơn tinh thần
vượt khó của người Nhật và những bài học giá trị.
Văn
Minh Hoa – Nhà Báo (nguyên phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng).
Tama Duy Ngọc là cô con gái nuôi, ngay từ bé tố chất
khá đặc biệt.
Cháu ruột tôi, người đang mở hệ thống Tokyo Life
đang rất nổi tiếng tại Việt Nam, cũng là người cuồng văn hóa và sản phẩm Nhật Bản.
Với cô gái này, những gì đến từ Nhật Bản là chuẩn của chất lượng cao, vì môi
trường và con người…
Khi Tama (tôi thường gọi Duy Ngọc như thế) đưa tôi
xem bản thảo cuốn “Nhật Bản-Hoa Anh đào, Kimono và gì nữa”, tôi đã đọc liền một
mạch. Nhiều thứ liên quan đến đất nước, con người, văn hóa, tâm linh… của người
Nhật bỗng sáng rõ hơn. Tôi bỗng hiểu cô cháu ruột mình vì sao cuồng đất nước Nhật,
sản phẩm Nhật và thành công với hệ thống cửa hàng Tokyo Life.
Hơn thế nữa, những người thích Nhật Bản có thể hiểu
sâu sắc hơn khi đọc cuốn sách này, để có một tâm thế hội nhập, từ việc muốn xin
học bổng, khi đến học tập tại đây cần làm gì, bởi vì bạn sẽ hiểu vì sao người
Nhật có thể làm nên những việc lớn chính từ những kỹ năng được rèn luyện ngay từ
bé.
Mà, những kỹ năng ấy chẳng có gì cao siêu, nó bắt
nguồn từ nền tảng coi con người là trung tâm của vũ trụ, vì thế mỗi tiểu vũ trụ
phải tôn trọng các tiểu vũ trụ khác… Hành xử như vậy chính là người Nhật, nền tảng
để đất nước phát triển về kinh tế, văn hóa như hôm nay. Một triết lý mà cuốn
sách “Nhật Bản – Hoa Anh Đào, Kimono và gì nữa” cần trở thành sách gối đầu giường
cho những bạn trẻ muốn qua đây học tập và lao động, cho những người muốn hoạch
định các chính sách phát triển đất nước học tập tính nhân văn…
Tiến
sĩ Huỳnh Trọng Hiền, trưởng khoa Nhật Bản học trường Đại học KHXHNV thành phố Hồ
Chí Minh
Tôi cũng từng có thời gian học tập tại Nhật, đồng thời
có rất nhiều lứa học trò làm việc trong các công ty Nhật nên hiểu rõ quy trình
tuyển dụng khắc khe của họ. Nhưng đó cũng là một phần tạo nên mối quan hệ lâu
dài giữa người tuyển dụng và người lao động. Quá trình tìm việc của sinh viên
Nhật đúng như bạn Tama Duy Ngọc có viết, là một hành trình tìm kiếm bản thân của
sinh viên, và là hành trình tìm thành viên mới vào gia đình của bên tuyển dụng.
Cả hành trình kéo dài hơn 8 tháng bao gồm các đợt thi viết, phỏng vấn nhóm, phỏng
vấn các nhân…chính là lửa thử vàng để hai bên tìm ra đối tác thích hợp nhất cho
mình. Mức lương, thương hiệu công ty đúng là quan trọng, nhưng môi trường để
mình phát huy tốt nhất cũng quan trọng không kém. Người giỏi rất quan trọng,
nhưng người có tâm quan trọng hơn. Đó là cách nghĩ của người Nhật.
Chị
Mỹ Vân, Chánh văn phòng Tổng giám đốc công ty Acecook Việt Nam
Là một người tiếp xúc với tiếng Nhật khá sớm, từ những
năm 1991, và hơn 25 năm làm cho công ty Nhật, đi công tác Nhật cả 100 lần, những
tưởng rằng mình đã hiểu về đất nước và con người Nhật, nhưng hôm nay coi bản thảo
của Tama Duy Ngọc mới thấy hiểu biết về Nhật Bản của mình còn nhiều thiếu sót
quá. Tôi đã đọc ngấu nghiến cuốn sách này và cảm nhận được bạn Tama Duy Ngọc -
qua những câu chuyện có thật, ngắn gọn, súc tích và bằng cảm nhận thực tế của bản
thân - đã giới thiệu cho chúng ta cái nhìn đa chiều về con người, văn hoá, cách
sinh hoạt, cách nghĩ, cách làm của người Nhật một cách khá là dễ hiểu và thú vị.
Người Việt chúng ta thường đánh giá cao đất nước, con người và sản phẩm Nhật Bản,
nhưng chúng ta ít hiểu vì sao mà họ lại làm được điều đó. Cuốn sách này phần nào
có thể giúp chúng ta hiểu hơn về gốc rễ đó. Đây thực sự là một cuốn sách hữu
ích cho những ai có mối quan tâm và muốn tìm hiểu về Nhật Bản. Nhất là những bạn
làm việc trong các công ty Nhật, hoặc những bạn đang muốn du học hay làm việc tại
Nhật Bản, hoặc những ai có đối tác là công ty Nhật. Phải là người từng ở, hoặc ở
lâu, hoặc có mối quan tâm tìm hiểu, và có cái tâm mong muốn truyền đạt cho người
Việt về Nhật Bản thì mới có thể viết về đất nước Nhật một cách dễ hiểu, cụ thể
và sống động như vậy.
Hoàng
Ái - Giảng viên - Chuyên viên Nhật ngữ, Anh ngữ và Việt ngữ tại bang
Washington, Hoa Kỳ
Có lẽ văn hóa và khái niệm khá quen thuộc
với tất cả chúng ta. Nhưng chúng ta hiểu như thế nào về văn hóa? Năm
1976, nhà nhân học người Mỹ Edward T. Hall (1914 - 2009) đã đưa ra lý
thuyết về tảng băng văn hóa. Tảng băng văn hóa là lý thuyết về việc
phân chia văn hóa ra thành hai loại: phần nổi - là phần chúng ta có
thể dễ dàng cảm nhận gồm thức ăn, trang phục, ngôn ngữ, âm nhạc, …;
và phần chìm - là phần trừu tượng rất khó cảm nhận như niềm tin tôn
giáo, các giá trị tinh thần, nhận thức về cái đẹp,…
“Nhật Bản - Hoa anh đào, Kimono và gì nữa” là
một cái chạm khẽ vào phần chìm của tảng băng văn hóa Nhật Bản. Nếu
như [Cô H với hành trình đem sách học tiếng Nhật đến với Việt Nam]
thể hiện sự kiên trì, bền bĩ của người Nhật, thì [Học làm việc
nhà từ cấp tiểu học] thể hiện văn hóa giáo dục và nuôi dưỡng trẻ
em của người Nhật. Rồi cách người Nhật tiếp cận với các vấn đề
của xã hội như [Em bé 4 tuổi và lời nhắc nhở xếp hàng], [Đổ rác
cũng phải học], [Kaibori giải cứu cho các sinh vật ở lòng hồ] ...
Dưới hình thức tản văn thông qua rất nhiều
mẫu chuyện đời thường, Tama Duy Ngọc đã nhẹ nhàng đưa người đọc tiếp
cận với những nét văn hóa rất đặc trưng nhưng lại không dễ nhận ra
trong văn hóa Nhật Bản. Văn phong giàu cảm xúc, tuy không mang triết lý
sâu xa nhưng lại làm người đọc lắm lúc phải dừng lại để suy ngẫm và
so sánh với những kiến thức vốn có của mình, để rồi nhận một cách
vui sướng là mình mới vừa học thêm một điều hay nữa. Chỉ bao nhiêu
đó thôi cũng đủ để bạn cầm quyển sách này lên và chỉ đặt xuống khi
đã đọc xong.
Anh
Đức Trọng, Graphic Designer
"Nếu bạn cũng ghiền kênh Discovery, mê mấy
chương trình kiểu như “How do they do that?”, bạn sẽ hiểu cảm giác của tôi khi đọc
quyển sách này, hoặc không.
Nếu bạn ghiền kênh Discovery, cộng thêm thích mấy
cái liên quan đến Nhật Bản nữa thì đọc cuốn sách này chỉ có sướng trở lên.
Vì cứ đọc qua mỗi chương, bạn sẽ tự trả lời được những
câu hỏi kiểu như: Sao Nhật Bản cái quái gì cũng giỏi thế nhỉ? So với người giỏi,
năng suất của mình bằng được mấy phần? Giỏi rồi, giàu rồi, họ sẽ làm gì? Muốn
làm từ thiện “bền vững” thì phải làm sao…?
Còn một điểm nho nhỏ mà mình thích ở cuốn sách này nữa.
Đó là tên nhân vật được mã hoá thành X, Y, Z như những biến số. Thấy bình dị,
đơn giản vậy thôi chứ giải hoài hông ra, tự hỏi hoài không có câu trả lời.
Nếu bạn cũng ghiền tự hỏi, đọc đi để đỡ ghiền, hoặc
còn ghiền hơn!”
Đăng nhận xét