Các
nhà nghiên cứu Đức, tại Bệnh viện Đại học Aachen, tuyên bố rằng họ đã tìm thấy
dấu vết của các hóa chất gây ung thư trong các viên trân châu có tên
polychlorinated biphenyls (PCB).
Trà sữa trân châu là thức uống nổi tiếng khắp châu Á
trong thời gian dài và xu hường này đã lan sang cả châu Âu. Tuy nhiên, đi kèm với
sản phẩm được yêu thích này cũng là những rủi ro về sức khỏe. Các nhà nghiên cứu
từ Đức, tại Bệnh viện Đại học Aachen, tuyên bố rằng họ đã tìm thấy dấu vết của
hóa chất gây ung thư trong các viên trân châu. Các chất gây ung thư được phát
hiện ra làpolychlorinated biphenyls (PCB), chẳng hạn như styrene, acetophenone,
các chất bromin hóa, chúng là hóa chất không nên dùng trong thực phẩm.
Trang Huffington Post cũng đề cập rằng PCB, chất thường
được tìm thấy trong máy biến áp, đèn huỳnh quang,...đã được biết là chất gây
ung thư và gây ra nhiều tác dụng khác cho hệ miễn dịch, khả năng sinh sản và hệ
thần kinh.
Báo cáo này được đưa ra ngay sau một cảnh báo sức khỏe
khác được công bố cách đây không lâu về nguy cơ gây nghẹt thở do những viên trân
châu này, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Các viên trân châu có chứa hợp chất gây ung thư PCB |
Như đã đề cập trước đó, PCB là chất gây ung thư
trong trân châu. Có rất nhiều mối nguy về sức khỏe từ việc tiêu thụ PCB. Theo Đại
học Queensland, PCB có ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân hen suyễn .
Phụ nữ tiếp xúc với PCB trước hoặc trong khi mang
thai có thể sinh con với các vấn đề đáng kể, bao gồm chỉ số IQ thấp hơn bình
thường và trí nhớ kém hơn. Trẻ sơ sinh ra khi tiếp xúc với PCB cũng có cận nặng
thấp hơn so với các em bé khác. Những em bé này cũng có chu vi đầu nhỏ hơn. PCB
có ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ sơ sinh em, trẻ em, những đối tượng đã tiếp xúc
với chúng sớm trong cuộc đời.
Tiếp xúc lâu dài với PCB có thể gây tích tụ trong cơ
thể và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Không giống như các hóa chất tan trong
nước, PCB không rời khỏi cơ thể. Đáng báo động là thực tế là PCB có thể được
truyền từ mẹ sang con thông qua việc cho con bú.
Một nhà sản xuất trân châu Đài Loan (TQ) đã công
khai rằng các thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất đáp ứng các quy
định và tiêu chuẩn y tế của Đức, và an toàn để sửu dụng. Điều này bác bỏ những
cáo buộc chứa chất gây ung thư của Đức.
Báo cáo được xuất bản bởi Huffington Post đã nói cụ
thể rằng những viên trân châu được thử nghiệm đã được nhập khẩu từ Đài Loan. Việc
công khai này khiến các cửa hàng bán trân trâu ở Berlin kinh doanh giảm sút.
Ngoài ra, văn phòng đại diện của Đài Loan tại Đức đã
đưa ra một tuyên bố làm rõ rằng các sản phẩm của họ được kiểm tra trước khi xuất
khẩu. Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên để
đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn cho các nước nhập khẩu.
AVA (Cơ quan thực phẩm và thú y) tại Singapore cho
biết trong một báo cáo được công bố bởi Channel News Asia vào ngày 13 tháng 10
năm 2012 trong thử nghiệm mới nhất cho thấy trân châu là "tốt trong giới hạn
an toàn thực phẩm quốc tế". Nó cũng nhấn mạnh rằng các loại thực phẩm
không vượt qua kiểm tra chất lượng không được bán ở Singapore.
Bản thân trân châu không chứa chất béo, nhưng lượng
calo và tinh bột rỗng trong chúng có thể khiến bạn dễ tăng cân nếu bạn không đốt
cháy calo. Nếu bạn thêm calo của trân châu và lượng calo của nước uống, nó sẽ
trở thành một đồ uống gây béo. Bằng cách thưởng thức một ly với một cốc trà sữa
trân châu, bạn sẽ phải chạy bộ trong 12 phút hoặc đạp xe trong 40 phút.
Theo Viet Q
Đăng nhận xét