“Thành phố đã ai dậy chưa?”
Việc đầu tiên của tôi khi vào cơ quan là kiểm tra
email, các loại công văn…đọc báo nhà (TT) sau đó lướt MXH, đặc biệt xem bạn bè
và các tác giả mình thích như Ngô Nguyệt Hữu, Hà Phan, Võ Đức Phúc, Nguyễn Tiến
Tường, Bạch Hoàn, Trương Sỏi, Mượt, Hoàng Hải Vân, Lê Nguyễn Duy Hậu, Lê Quí
Dương, Võ Đức Duy, Thanh Xuân Anh, Mạnh Quân,Lê Thanh Vân và đặc biệt ông anh
Lê Kiên Thành, Bùi Huy… đang suy nghĩ gì…
Thấy anh Thẩm Tuyên nhắc 100 năm Con bò cười vẫn cười
của người Pháp và Võ Đức Phúc bình về tầng lớp nhà giàu mới ở VN.
Nhà báo Thẩm Tuyên từ Pháp chắc đang nhấn nhá phô
mai Con bò cười và kể lại câu chuyện thú vị về một nhãn hàng trăm tuổi vẫn trẻ
khỏe và tiếp tục chinh phục cả thế giới này.
"Con bò cười" (La Vache qui rit 1921-2021) vẫn trẻ mãi chứ không hề già đi một chút nào trong tâm trí của nhiều người Pháp. Đa số người tiêu dùng đều có kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với 8 mẫu phô mai hình tam giác, xếp ngăn nắp đều đặn trong chiếc hộp tròn. Mỗi phần được gói bằng giấy bạc, với logo con bò đeo đôi bông tai, miệng đang mỉm cười với hàm răng trắng xinh xắn. Nhờ thủ pháp nhân cách hóa ấy mà Con bò cười là biểu tượng quen thuộc của dòng sản phẩm chế biến từ sữa bò tại Pháp, rồi với thời gian trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong công nghiệp thực phẩm toàn cầu.
Thương hiệu "La Vache qui rit" minh họa
cho câu chuyện kinh doanh của Jules và Léon Bel, biến công ty gia đình thành một tập đoàn quốc tế với doanh thu hàng năm xấp xỉ 3,5 tỷ Euro. Nếu còn sống, thì
có lẽ cả hai cha con nhà họ Bel cũng không ngờ rằng sản phẩm của họ sẽ được
trưng bày trong các viện bảo tàng đương đại. Ban đầu gọi là trò đùa nhưng sau
đó lại trở thành mặt hàng đắt khách thứ thiệt. Đúng một thế kỷ sau ngày ra đời,
Con bò cười vẫn hái ra bạc tỷ, chứ không phải là giỡn chơi.
Tôi nghĩ mãi không ra một thương hiệu hoặc nhãn hàng
nào của nước mình có sức sống như Con bò cười.
Phải chăng ta đang thiếu thứ gì đó…
Thứ gì đó thường bắt nguồn từ con người, ở đây là tầng
lớp doanh nhân”.
Còn NB Võ Đức Phúc bình: Giờ lên mạng thấy các bạn dễ
dãi gọi người này, người kia là doanh nhân, tự nhiên thấy tổn thương dùm cho
các doanh nhân đúng nghĩa.
Dường như có một sự lẫn lộn đan xen vào cách nghĩ. Nếu
hiểu theo nghĩa "người buôn bán" là doanh nhân thì đất nước này có gần
trăm triệu doanh nhân. Nếu hiểu theo nghĩa đó thì bà đứng đường bán vốn tự có
hay anh đẩy xe kẹo kéo hát rong kiếm cơm cũng là doanh nhân cả.
Từ doanh nhân phải được dùng đúng nơi, gọi đúng người. Không thể bà này tố thần y, ông nọ tạo ra trường phái phim khác lạ thì gọi là doanh nhân gắn với tên công ty của họ được.
Doanh nhân phải tạo ra công ăn việc làm, đóng thuế
cho nhà nước, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, tạo thặng dư cho nền kinh tế,
đóng góp cho xã hội và trăn trở với vận mệnh kinh tế của đất nước. Không những
vậy, mà còn phải có vốn liếng văn hóa giao thương nữa.
Đất nước mình không thiếu những doanh nhân như thế.
Mệ quan sát thấy nhiều doanh nhân đóng góp lớn cho nền kinh tế của đất nước như
những ông Nguyễn Đăng Quang (Masan), ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), bà Thái
Hương (TH True milk), ông Trần Bá Dương (Thaco), ông Nguyễn Đình Trung (Hưng Thịnh),
bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet), bà Mai Kiều Liên (Vinamilk), ông Trịnh Văn
Quyết (FLC)... cùng rất nhiều doanh nhân khác mà mệ không kể xuể cũng âm thầm
đóng góp cho vận mệnh kinh tế của đất nước.
Nhưng họ ít khi lên mạng khoe mẽ, chém gió, tự cho
mình như là trung tâm của vũ trụ, cũng chẳng ai có ý khoe hột xoàn vật vã giàu
sang đến từ sự may mắn giành giật và thừa hưởng. Doanh nhân khác con buôn ở chỗ
đó.
Đó là mệ không nói đến những "sác này sác kia,
qua qua nọ" cũng là doanh nhân nhưng những người đó thuộc tầng lớp nông
dân dính phèn, giàu mà không sang, chỉ được tài nói phét để tìm kiếm sự trọng vọng
vốn không phải của mình.
Vậy nên các bạn làm ơn đừng lạm dụng từ ngữ quá
đáng. Con buôn không thể là doanh nhân được. Cũng như vịt bầu thì không thể là
thiên nga, dẫu có đeo kim cương đầy đôi cánh.
Cũng đừng gọi nhà thơ Trần Đăng Khoa là thần đồng.
Thần đồng không ai thấy tiền của người khác mà xót thay cả.
(hết trích)
Có nghịch lý là nhiều doanh nhân có quá trình lập nghiệp và cống hiến xã hội lâu dài như bạn Phúc nêu nhưng cũng có nhiều doanh nhân giàu lên bằng cách khó tả.
Hay có người tổng hợp cả hai thứ đó, hình thành một
tầng lớp doanh nhân không giống bất cứ nơi đâu.
(…)
Mỗi lần sang Singapore tôi đều tìm món “bún xào
Singapore”, nhưng hầu như không có, trong những thực đơn sang trọng và cả ẩm thực
đường phố.
“Bún xào Singapore” xuất hiện ở VN vào những năm
1990 tại một nhà hàng khách sạn, thuộc loại sang trọng ở TP.HCM và sau đó có mặt
ở hầu hết các quán bia.
Chủ khách sạn X nhờ mối quan hệ nào đó nên thử nghiệm
mô hình ăn uống có tiếp viên rót bia, gắp thức ăn.
Tiếp viên mặc áo dài xanh, đeo bảng tên và được tuyển
chọn như thi hoa hậu.
Từ đây phong trào bia “tay vịn” bùng nổ làm đảo lộn
văn hóa ẩm thực suốt nhiều năm.
Rồi có một ngày đẹp trời, chủ khách sạn tạm gọi anh
F trong một đám tiệc đã được Chú nhận làm con nuôi vì ba anh F hy sinh trong
chuyến công tác với Chú.
Vượng ngay.
Từ một chủ khách sạn nhỏ.
Thành chủ nhà băng.
Thành chủ tập đoàn.
Thành ông bầu bóng đá.
Nhưng tính tình của một thằng bán bia vẫn không đổi
được.
Giới doanh nhân rất khó chịu với level không cùng đẳng
cấp này nhưng đành bấm bụng vì sợ cái bóng quá lớn của Chú phía sau.
Tôi ghét thằng này lắm.
Hôm đó tôi mời anh 6 Chí, PCT UBND TP ăn trưa cùng với
nhóm bạn là anh Thư Lê, anh Quang Thắng, Thông Anh và anh H cận vệ của Chú… ở
nhà hàng Quê Hương, anh Lê Hồng Anh lúc đó ra Bắc nên cho chai rượu gửi tới.
Anh F bước vào cùng mấy người ngang nhiên choàng vai
anh 6 và cầm ly lên định uống.
-Anh bỏ ly xuống.
F ngạc nhiên nhìn tôi:
-Tôi là F đây, còn đây là… (toàn chức danh ngáo ộp).
-Ở cơ quan, các anh là gì thây kệ, nhưng đây là cái
quán nhậu, các anh không là cái quần què gì hết. Anh 6 lớn tuổi, có gì anh phải
chào hỏi đàng hoàng…
F quê lắm nhưng biết đụng phải bọn tôi thì chỉ có
mang họa vào thân…
Vậy đó, có những kẻ nhờ sự lưu manh và thế lực mà
giàu ngang hông trong lúc có những doanh nhân lao động nghiêm túc cả đời mới có
một cơ nghiệp nho nhỏ.
Tôi thật sự cảm phục những doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp, trách nhiệm xã hội… mang lại công ăn việc làm cho người lao động, của cải vật chất cho xã hội… và cũng bắt ói với những trọc phú chưa thấy cái họa khẩu ngôn.
Ở một nơi mà không thằng nào chịu thằng nào hơn mình
mà xuất khẩu cuồng ngôn thì chẳng khác nào mở cửa rước họa vào nhà.
Theo Nhà báo Hoàng Linh.
Đăng nhận xét