Tâm sự trên trang cá nhân, ông Sơn Võ là một người hoạt động trong ngành y – bác sĩ tại Phòng Khám Quốc tế EXSON, đã có bài viết băn khoăn, trước tình trạng bùng phát cúm Covid – 19 chúng ta có sợ hãi và phản ứng thái quá không. Câu hỏi này tất nhiên sẽ liên quan đến các biện pháp phòng chống dịnh hiện nay có làm cho tình hình kinh tế thêm đình trệ.
Bái của ông Sơn Võ cho
biết: “Mấy ngày nay, thông tin về dịch bệnh tràn ngập. Tôi cảm nhận sự lo lắng
đang bắt đầu thái quá, tâm lí của nhiều người đang có xu hướng trở thành hoảng
loạn. Có cần phải sợ hãi căn bệnh cúm Tàu này đến như vậy hay không?
Hiện nay, Mỹ là nước có số lượng mắc bệnh cao nhất, và số lượng người chết do cúm Tàu cao nhất. Chúng ta thử điểm qua con số nhiễm bệnh cúm Tàu của vài nước dẫn đầu thế giới và của Việt nam nhé.
Mỹ: Dân số 2020 là
331.002.651, tổng số người đã mắc cúm Tàu: 33.300.000, khoảng 10,06% dân số.
Ấn độ: Dân số 2020 là
1.380.004.385, tổng số người đã mắc cúm Tàu: 28.400.000, khoảng 2,06% dân số.
Brazil: Dân số 2020 là
212.559.417, tổng số người đã mắc cúm Tàu: 16.700.000, khoảng 7,86% dân số.
Việt nam: Dân số hiện
nay là 98.106.153, tổng số người đã mắc cúm Tàu cho đến sáng hôm nay
04/06/2021: 8.115, khoảng 0,00827% dân số.
Thôi thì cứ cho là
chúng ta xui xẻo lắm lắm đi, thì tỉ lệ nhiễm có thể vươn lên vị trí cao nhất thế
giới, là bằng với tỉ lệ của Mỹ đi, là 10,06% dân số, tức là có 9.869.479 người nhiễm.
Con số nhiễm sáng nay là 8.115 người, mới chỉ bằng 0,0822% con số “kì vọng” để
chúng ta có thể “vươn lên” vị trí dẫn đầu thế giới. Mà ngay cả khi chúng ta đạt
dược vị trí dẫn đầu thế giới, thì xác suất của mỗi người dân chúng ta có tới gần
90% là không được dự phần vào “thành tích” dẫn đầu thế giới ấy.
Ngay cả khủng khiếp như
truyền thông thế giới đưa tin về Ấn độ, thì tỉ lệ nhiễm cúm Tàu của họ mới chỉ
là 2,06% dân số. Nếu chúng ta “cố gắng” đạt được ngang bằng “thành tích” ấy của
họ, thì con số “kì vọng” người mắc cúm Tàu phải đạt là 2.020.987. Bao giờ chúng
ta mới đạt đến con số đấy. Mà nếu đạt được, thì mỗi người dân có đến gần 98% khả
năng là sẽ không được góp phần vào “thành tích” đó.
Vậy thì mắc gì mà hoảng
loạn?
Sẽ có người nói, rằng
người ta sợ cúm Tàu vì sợ chết. Hiện nay, Mỹ cũng là nước có con số chết kỉ lục,
là 595.000 người tử vong, trong khi Brazil là nước đang chiếm giữ kỉ lục tỉ lệ
số người tử vong do cúm Tàu trên số người mắc cúm Tàu, là 2,8%. Tỉ lệ người tử
vong do cúm Tàu trên số người mắc cúm Tàu của Mỹ là 1,79%, còn Ấn độ, nơi gây ấn
tượng kinh khủng với những tấm hình thiêu xác thật khủng khiếp, tỉ lệ này là
1,19%.
Bây giờ ta thử tính,
xác suất để một người bình thường có thể nhiễm cúm Tàu, rồi chết vì nó là bao
nhiêu nhé. Chúng ta có các con số sau:
- Brazil, nước đang chiếm
giữ kỉ lục tỉ lệ tử vong do nhiễm cúm Tàu cao nhất thế giới: 0,2202%.
- Mỹ, nước đang chiếm
giữ kỉ lục tỉ lệ nhiễm cúm Tàu, và kỉ lục về con số tử vong do cúm Tàu cao nhất
thế giới: 0,1798%.
- Ấn độ, nước đang gây
ra sự sợ hãi khủng khiếp nhất thế giới về việc nhiễm và tử vong do cúm Tàu:
0,0245%.
- Việt nam, tính đến
ngày hôm nay, tỉ lệ nhiễm cúm Tàu trong dân số là 0,00827%, tỉ lệ tử vong do
cúm Tàu trong số mắc cúm Tàu là 0,59%. Và từ đó, ta tính ra được xác suất để một
người Việt nam bình thường có thể nhiễm cúm Tàu, rồi chết vì nó là 0,000049%.
Nếu chúng ta phấn đấu đạt
thành tích cao nhất, chiếm kỉ lục của Brazil, thì có tới gần 98% là mỗi người
chúng ta không được chết cho kỉ lục đó. Còn nếu phấn đấu kém hơn tí, chỉ ngang
bằng anh cao bồi Mỹ, thì chúng ta có tới hơn 98% là không được chết cho cái
“vinh dự” đó.
Còn để đạt được kỉ lục
về mức độ khủng khiếp ngang với Ấn độ, thì mỗi người chúng ta có tới hơn 99%
(ngang bằng với tỉ lệ tham dự ngày hội bầu cử vừa rồi của cả nước) khả năng là
không được dự phần vào cái “thành tích” khủng khiếp nhất thế giới kia.
Còn nếu chúng ta chỉ là
người Việt nam thông thường, thì đến giờ này, dù bất cứ ai trong chúng ta có muốn
được “hi sinh” cho cúm Tàu, thì chúng ta vẫn có khả năng 99,9999% (6 số 9, hơn
nhiều so với SJC 4 số 9 nhé) là không được toại nguyện.
Ở Mỹ, nơi có số lượng
nhiễm và số lượng tử vong do cúm Tàu cao nhất thế giới, thì số tử vong do cúm
Tàu trong năm 2020 vẫn xếp sau số lượng tử vong do bệnh tim mạch và ung thư khá
xa, và chỉ chiếm có 11% trong tất cả các loại tử vong trong năm 2020 của nước Mỹ.
Trong khi đó, số tử vong do cúm Tàu ở lứa tuổi trên 75 chiếm đến gần 60%, ở lứa
tuổi trên 65 tới 80,84%. Đó là lứa tuổi có nhiều bệnh nền.
Như vậy thì có đáng để
cho chúng ta lo sợ và hoảng loạn hay không?
Người dân hãy bình tĩnh
và thực hiện 5K. Nhà nước cũng nên bình tĩnh và tìm ra giải pháp nào ít ảnh hưởng
đến cuộc sống của người dân nhất, tạo điều kiện cho họ được chữa các bệnh khác,
là những căn bệnh có số lượng lớn hơn nhiều, mức độ gây hậu quả cao hơn nhiều,
khả năng tử vong cao gấp rất nhiều lần, so với cúm Tàu.
Đáp lại, ông Nguyễn Hữu Phước đã bình luận rằng: Sợ hãi quá mức không là điều tốt. Tuy nhiên với cơ sở vật chất y tế còn èo uột (ngay cả việc xét nghiệm PCR cũng phải nhờ tuyến trên, khi số ca nhiễm bệnh chỉ cần 1% dân số thì khủng hoảng y tế sẽ nghiêm trọng. Về kinh tế thì Việt Nam cũng đã thấm đòn sau gần 1 năm rưỡi chống chọi với cúm Tàu, nếu siết giãn cách xã hội theo CT 16 ở diện rộng thì kinh tế sẽ suy sụp nhanh chóng, sẽ gây biết bao hệ lụy cho đất nước. Vì thế cần thiết có một giải pháp hợp lý để dân đỡ hoang mang, kinh tế đỡ suy sụp là điều mà các nhà điều hành vĩ mô cần lưu tâm.
Ông Sơn Võ đáp lại rằng:
thực ra khả năng xét nghiệm của chúng ta kém là vì cách xử lí của nhà nước. Việc
xin phép xét nghiệm sinh học phân tử (để làm Rt-PCR) rất nhiêu khê. Hệ thống y
tế công thì dễ gây tham nhũng, khi đánh tham nhũng thì đánh theo kiểu cho chết,
vậy là các hãng bán máy và sinh phẩm sợ quá, không dám nhúc nhích.
Bây giờ, WHO cho phép sử
dụng test nhanh kháng nguyên, Bộ Y tế cũng cho phép, thậm chí còn hối thúc,
nhưng địa phương chậm trễ. Nghe nói có liên quan đến những qui định về tài chính.
Đã thế các qui định còn cứng ngắc, còn bắt thực hiện test nhanh theo các tiêu
chuẩn xét nghiệm sinh học phân tử... Cho nên chúng ta đã yếu còn yếu hơn.
Trong khi đó, WHO cho
phép thực hiện test nhanh cho các test có độ nhạy trên 80%, còn Việt Nam, không
biết có phải vì lí do vướng mắc tài chính, đưa xét nghiệm nội địa giá rẻ, nhưng
độ nhạy được xác định bởi nghiên cứu độc lập là 36% (tất nhiên, nghiên cứu của
nhà sản xuất thì trên 80%).
Họ cùng kết luận: Vâng,
mọi kết quả đều tùy thuộc vào cái tâm và độ sạch của cán bộ!
Đăng nhận xét