Thông qua các mối quan hệ ngoại giao, Bệnh viện FV đã có nguồn mua vắc xin nên đề xuất được chủ động đàm phán, mua và nhập vắc xin bằng nguồn tài chính của bệnh viện. 

Bằng cách này, Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng sẽ có thêm nguồn vắc xin lớn, người dân có thể tự nguyện tham gia vào chiến dịch tiêm vắc xin bằng khả năng tài chính của mình, như một cách góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước.


Người có điều kiện sẽ có thể chia sẻ bớt gánh nặng của NN, nhường vaccin miễn phí cho tiêm chủng cộng đồng. Nhà nước rộng đường hơn khỏi phải quơ quào nguồn vaccine chất lượng thấp, không được dân tin cậy.

Về cơ sở đề đưa ra đề xuất trên, bà Thanh Mai cho biết, Bệnh viện FV đã trang bị hệ thống kho lạnh được Viện Pasteur TPHCM kiểm định và chứng nhận đủ điều kiện có thể lưu trữ cùng lúc 800.000 liều vắc xin AstraZeneca, 200.000 liều Moderna và 600.000 liều Pfizer.

 "Bộ sẽ xem xét các kiến nghị và sớm có chỉ đạo chính thức để FV tham gia vào nhiệm vụ tiêm chủng đang vô cùng cấp bách" PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục QL Khám chữa bệnh, nói.

Bệnh viện FV tại TPHCM vừa đề xuất Bộ Y tế cho phép chủ động đàm phán mua vắc xin COVID-19 bằng nguồn tài chính của đơn vị và tổ chức tiêm chủng dịch vụ. Ngoài ra, bệnh viện muốn tham gia chiến dịch tiêm chủng thành phố đang thực hiện nhưng sẽ được thu phí dịch vụ.

Đó là các đề xuất từ bà Phạm Thị Thanh Mai, Giám đốc điều hành Bệnh viện FV đến Bộ Y tế liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, tại cuộc họp diễn ra vào tối 1/8 ở TPHCM giữa đại diện hệ thống các bệnh viện tư nhân, đại diện UBND TPHCM, Sở Y tế dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Trao đổi với Tiền Phong chiều nay 2/8, người đại diện của Bệnh viện FV cho rằng để xuất trên dựa theo tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vắc-xin phòng chống Covid-19.

Theo đó, thông qua các mối quan hệ ngoại giao, Bệnh viện FV đã có nguồn mua vắc xin nên đề xuất được chủ động đàm phán, mua và nhập vắc xin bằng nguồn tài chính của bệnh viện. Bằng cách này, Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng sẽ có thêm nguồn vắc xin lớn, người dân có thể tự nguyện tham gia vào chiến dịch tiêm vắc xin bằng khả năng tài chính của mình, như một cách góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Về cơ sở đề đưa ra đề xuất trên, bà Thanh Mai cho biết, Bệnh viện FV đã trang bị hệ thống kho lạnh được Viện Pasteur TPHCM kiểm định và chứng nhận đủ điều kiện có thể lưu trữ cùng lúc 800.000 liều vắc xin AstraZeneca, 200.000 liều Moderna và 600.000 liều Pfizer.

Hiện tại, chỉ với 3 điều dưỡng, 1 bác sĩ cùng với một nhóm nhân viên hành chính, bệnh viện FV đã có thể tiêm 800 mũi mỗi ngày cho các công dân Pháp đang sinh sống tại TPHCM và khu vực các tỉnh phía Nam theo chương trình tiêm chủng do Chính phủ Pháp triển khai đã được Chính phủ Việt Nam thông qua.

Với hơn 100 điều dưỡng có chứng chỉ tiêm vắc xin, Bệnh viện FV cho biết có thể tổ chức tiêm đến 10.000 mũi trong một ngày tại bệnh viện và các điểm tiêm di động. Đại diện bệnh viện kiến nghị ngành y tế cho phép chủ động tham gia toàn diện vào chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 đang diễn ra tại TPHCM. Bệnh viện đề xuất khi tham gia sẽ được thu phí dịch vụ tiêm chủng.

Giải thích về việc thu phí dịch vụ khi chích ngừa vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia, bà Thanh Mai nói: “FV là cơ sở y tế tư nhân, phải tự huy động ngân sách rất lớn của chính mình để mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ hoạt động tiêm chủng, bao gồm hệ thống trữ lạnh âm sâu và kho lạnh hiện đại để bảo quản vắc xin; trả lương cho y bác sĩ điều dưỡng; chi phí cho các hoạt động phụ trợ…

Ngoài ra, FV còn phải tạm dừng các hoạt động của một số bộ phận khác để điều chuyển nhân sự ưu tiên cho công tác tiêm chủng đang vô cùng cấp bách. Việc thu phí là điều kiện cần thiết để giúp FV cân đối ngân sách trong bối cảnh khó khăn chung”.

Tủ chứa vắc xin COVID-19 trong hệ thống kho lạnh của bệnh viện đã được thẩm định đủ điều kiện dự trữ và bảo quản.

Phản hồi các báo cáo và kiến nghị của bệnh viện ngày 2/8 PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao việc Bệnh viện FV chủ động đồng hành cùng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch khi đang triển khai mô hình bệnh viện tách đôi, sử dụng 63 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 và tham gia vào công tác xét nghiệm sàng lọc cũng như chủ động đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn để thực hiện điều trị COVID, tiêm chủng vắc xin... 

"Bộ sẽ xem xét các kiến nghị và sớm có chỉ đạo chính thức để FV tham gia vào nhiệm vụ tiêm chủng đang vô cùng cấp bách"- ông Khuê nói.


 

 

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.