Tại phiên phúc thẩm vụ Việt Á, cảnh sát yêu cầu các phóng viên để tất cả thiết bị điện tử bên ngoài, kể cả đồng hồ. Vào phòng xử, chủ tọa Phạm Văn Tuyển cấm các nhà báo ghi âm diễn biến, gồm có lời khai của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và yêu cầu cảnh sát hỗ trợ tư pháp “ xử lý nghiêm vi phạm”.
Sáng 15/5, TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm 11 bị cáo có kháng cáo trong vụ án Việt Á, gồm Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á.
Các nhà báo được dự tòa nhưng cảnh sát cấm
mang máy tính cùng các thiết bị điện tử. Tất cả chỉ tác nghiệp bằng cách dùng
giấy bút ghi chép rồi mang ra ngoài, viết lại tin trên máy tính và truyền tin về
tòa soạn.
Chủ tọa Phạm Văn Tuyển cho hay nhà báo hoặc bất
cứ ai nếu ghi âm, ghi hình phiên tòa sẽ bị xử lý nghiêm và yêu cầu lực lượng cảnh
sát hỗ trợ tư pháp kiểm soát việc này; ai vi phạm "xử lý nghiêm". Tuy
nhiên, Hội đồng xét xử vẫn cho PV của Thông tấn xã Việt Nam và báo Công lý thuộc
TAND tối cao được tác nghiệp tại phần khai mạc phiên tòa.
Khoảng 8h sáng, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế đến tòa. Ông khá gầy so với phiên sơ thẩm hồi tháng 1/2024. Ông Long tại tòa đeo khẩu trang, đa phần thời gian "ngồi bó gối" trừ khi được chủ tọa yêu cầu trả lời.
Tại tòa, ông Long thừa nhận hành vi nhận hối lộ
2 triệu USD như bản án sơ thẩm cáo buộc, không bào chữa thêm. Chỉ trả lời trong
gần 1 phút nhưng cựu Bộ trưởng cho hay đã tác động gia đình nộp thêm 1 tỷ đồng
để khắc phục chung hậu quả vụ án; còn số tiền nhận hối lộ đã được nộp lại ở
giai đoạn sơ thẩm.
Phan Quốc Việt đề nghị tòa giải thích anh ta
sai ở đâu.
Theo bản án sơ thẩm, Phan Quốc Việt chiếm đoạt
đề tài nghiên cứu kit test Covid-19 rồi sản xuất, bán thương mại, gây thiệt hại
hơn 1.000 tỷ đồng.
Tại tòa, Việt cho rằng, riêng với sai phạm tại
24 tỉnh thành và cơ sở y tế liên quan vụ án, nếu có sai phạm, Việt chỉ là đồng
phạm chứ không phải chủ mưu. Theo bị cáo, nếu có thiệt hại, thì CDC các tỉnh
cũng phải cùng bồi thường, chứ không thể quy cho mình Việt.
Theo Việt, không thể nói việc Việt Á bán kit
test giá cao là "khống giá", vì đây là loại hàng hóa Nhà nước không
được áp giá, mà giá theo cơ chế thị trường, "nguyên tắc thuận mua vừa
bán".
Việt trình bày: "Việt Á công bố giá, đơn
vị nào OK thì mua. Sau đó, Việt Á nộp thuế cho Nhà nước. Mặt hàng này Nhà nước
không áp giá nên bị cáo thấy không có nghĩa vụ chứng minh các khoản chi phí sản
xuẩt".
Đại diện Viện kiểm sát cũng hỏi Phan Quốc Việt
về Công văn của Bộ Tài chính, xác định "lợi nhuận tối đa được phép của mặt
hàng này không quá 5%" nhưng Việt khẳng định "chưa bao giờ nghe,
không biết, cũng không ai thông báo".
Kiểm sát viên cho rằng, ngay từ đầu, bị cáo đã biết kit test Covid-19 là tài sản Nhà nước sở hữu nhưng vẫn thông đồng để biến thành của riêng nhưng Việt vẫn chiếm đoạt rồi bán giá cao.
Phan Quốc Việt xin xét bối cảnh phạm tội, nêu
quan điểm: "Đến bây giờ cũng không được ai hướng dẫn là nếu đúng ra, bị
cáo phải chống dịch như nào để không phạm luật. Nhân đây tại tòa, xin tòa giải
đáp cái thắc mắc, để bị cáo đi tù tâm lý cũng thoải mái hơn".
Theo Điểm d, Khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí: Nhà
báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố
trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
Đăng nhận xét