Ngay từ tối qua khi truyền hình đưa tin Bí thư Nguyễn Thiện Nhân thăm người bị thương trong vụ các hiệp sĩ đường phố bị đâm chết và bị thương la liệt. Một phát biểu của ông Nhân mà sáng nay các báo đồng loạt đưa tin: TRANG BỊ GIÁP CHO CÁC HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ.

Đồng thời, một báo khác còn khích lệ con của một Hiệp sĩ đường phố bị đâm chết:LỚN LÊN CON CŨNG ĐI BẮT CƯỚP. Chỉ xem qua đã không thể không lo lắng.


MÔ HÌNH HIỆP NGHĨA “HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ” KHÔNG THỂ THAY CÔNG AN

Một mô hình hiệp nghĩa của người dân đang bị lạm dụng khi bộ máy của chính quyền dường như chưa hoàn thành nhiệm vụ bảo về người dân thành phố được sống trong môi trường an toàn.

Rất nhiều người phát biểu như nhà báo THANH HẰNG của trang DÂN VIỆT nói thẳng: Chứng kiến mô hình “hiệp sĩ đường phố” tổ chức săn bắt cướp nở rộ, tôi có cảm giác vai trò của lực lượng Công an địa phương quá mờ nhạt, khiến người dân phải trông vào các “hiệp sĩ”, hoặc lực lượng Công an đang phó thác cho “hiệp sĩ đường phố” đối mặt với nạn cướp đang hoành hành.


Theo phóng viên này, câu chuyện đang nóng hót hòn họt đó là vụ NHÓM CƯỚP ĐÂM TỬ VONG 3 NGƯỜI và trọng thương 2 người khác trên đường Cách Mạng Tháng 8 tối 13.5 đang làm rúng động dư luận. Câu chuyện không chỉ dừng ở việc cho thấy nạn cướp đang lộng hành ở TP HCM, đe doạ an ninh và tính mạng người dân, mà còn đặt ra một vấn đề lớn hơn là hoạt động của các “hiệp sĩ đường phố” như hiện nay đã thật sự phù hợp hay chưa?

Rõ ràng trong bối cảnh ở Bình Dương, một vùng đất dân từ xứ đổ về và sống tạm bợ trong các dãy nhà thuê rất nhiều để làm công nhân cho các nhà máy trong các khu công nghiệp, cùng với Sài Gòn đang phát triển, tệ nạn trộm cướp đang nở rộ. Cùng với đó, phong trào các HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ tự phát xuất hiện để tự nguyện ngăn chặn tội ác và giúp đỡ mọi người.

Trong thế trận an ninh nhân dân, người dân và các hiệp sĩ giúp đỡ phát hiện và truy bắt tội phạm, hỗ trợ lực lượng công an trong bảo vệ an ninh xã hội là điều đáng ghi nhận. Mấy năm trước cũng đã xảy ra một số vụ việc và dư luận cũng đã dấy chủ đề: cách thức hoạt động của mô hình “hiệp sĩ đường phố” ở một số nơi có đúng luật hay không, Công an mới là lực lượng nòng cốt trong công tác trấn áp tội phạm, vì được Nhà nước giao nhiệm vụ, có trách nhiệm trong công việc này.

Thực tế, đáng lý các HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ chỉ nên tiếp cận thông tin và báo lực lượng công an để lên phương án tác chiến đảm bảo không để lọt tội phạm và an toàn lực lượng. Có chăng hiệp sĩ chỉ có thể tham gia yểm trợ, nhưng cũng phải chấp hành phương án đã đề ra. Thực tế, các hiệp sĩ đã lập bằng nhóm để đi “dòng dòng” nắm thông tin, có gì bất thường là gọi nhau đeo bám, rồi tự ý và tay khi thấy xảy ra sự việc. Các hiệp sĩ đường phố đã tự làm thay cho công an, nơi được giao nhiệm vụ, được huấn luyện đào tạo các kỹ năng chuyên môn đối phó với tội phạm, được trang bị các loại vũ khí, khí tài cần thiết…

Trước đây, Sài Gòn có lực lượng dạng đặc nhiệm CHUYÊN SẮN BẮT CƯỚP, nhưng rồi cũng phải bỏ mô hình này. Khi bí thư Thăng về đây, thấy tình trạng cướp giật lộng hành, công vòn đề nghị tái thành lập lực lượng SĂN BẮT CƯỚP…

TÍNH MẠNG CON NGƯỜI LÀ CAO NHẤT – ĐỪNG GÂY THÊM ẢO TƯỜNG


Không cần phải nói, lực lượng Công an đã có đủ chuyên môn nghiệp vụ lẫn vũ khí, trang thiết bị tự vệ, hiểu rõ địa bàn, khả năng phá án hiệu quả sẽ cao hơn. Nếu có sự cố xảy ra thì người của lực lượng công an cũng có những chế độ đãi ngộ xứng đáng theo luật qui định.

Còn các HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ chỉ có tấm lòng, và đôi khi coi những giây phút mạo hiểm này như một niềm vui thỏa mãn chính mình, thì quả thật những cái chết đang cận kề mỗi khi họ gọi nhau phá án. Như trong vụ án 3 vừa qua, rất nhanh chóng 3 HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ bị đâm chết và vài người bị thương. Họ không có đủ kỹ năng đối mặt với những tên cướp nguy hiểm cùng đường. Những con người có thể xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng hậu quả để lại cho xả hội và gia đình là vô cùng to lớn.

 Việc cũng cố lực lượng công an và các quận huyện có phương án bảo vệ địa bàn là điều bắt buộc phải làm trong thời gian tới. Nhưng, sinh mạng con người là cao quí nhất, vì thế đừng tiếp tục cổ vũ để cho những người khác lại nghĩa hiệp lao ra đường thay cho lực lượng công an có nhiệm vụ gìn giữ an ninh xã hội. Không thể để cho những con người không có kỹ năng và phương tiện bảo vệ họ làm thay nhiệm vụ này được.

Phóng viên Báo Dân Việt cũng đặt vấn đề rất đáng lưu ý: “Chưa kể trong trường hợp khi vây bắt tội phạm, các “hiệp sĩ” lại “quá tay” khiến tội phạm bị thương, bị chết thì ai sẽ bảo vệ họ, bởi theo luật, họ không được phép?”. Theo phóng viên này, không nên quá ngợi ca để khuyến khích các “hiệp sĩ đường phố” tay không trực diện đối đầu với tội phạm. Vì điều này chỉ mang lại nguy hiểm cho họ khi họ không được đào tạo, không được trang bị thiết bị phòng vệ trong khi tội phạm hình sự liều lĩnh và luôn có vũ khí. Không thể để họ làm thay công việc của Công an, nhất là, việc làm đó vừa nguy hiểm cho tính mạng của họ, lại vừa dễ khiến họ vi phạm pháp luật”.

Do vậy, không thể để dư luận, nhất là một số tờ báo khích lệ phong trào này bằng những phát biểu của đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới. Cả xã hội đang đóng góp để giúp đỡ các gia đình này, nhưng trong nhiều năm nữa mọi người trong những gia đình đó vẫn đối mặt với thất học và nghèo khó. Nhưng cuộc sống có thế nào thì vẫn mong thân nhân của người ngả xuống được sống trong môi trường bình yên, an ổn làm ăn.

Còn vụ tặng áo, áo giáp là cho các lực lượng đang làm nhiệm vụ chứ ngân sách không thể duyệt và cấp vô tội vạ cho các Hiệp sĩ đường phố. Đây là điều mà nhiều người dân đã không khỏi lắt léo khi trên mạng xã hội đã đặt vấn đề với bí thư Nguyễn Thiện Nhân, tiền mua áo giáp hay những việc ông làm mang tính từ thiện nên là tiền túi của ông, chứ không phải lấy tiền ngân sách làm từ thiện để được tiếng, của người phúc ta, là thế.

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.