Cách đây ít phút, trên trang cá nhân của mình, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã lên tiếng phản ứng với bản án ly hôn của tòa phúc thẩm và gọi đích danh đây là MỘT BẢN ÁN "VẤY BẨN"
CÔNG LÝ. Không chỉ trích dẫn để lý giải, bà Thảo còn lên tiếng kêu gọi báo chí, truyền thông cả lề trái và phải, các tổ chức phụ nữ, những người có tấn lòng hãy cùng lên tiếng vì một lẽ công bằng...
Vụ ly hôn “nghìn tỷ” đã
có bản án phúc thẩm. Một bản án sơ thẩm đã sai phạm pháp luật khiến dư luận phản
ứng quyết liệt, nay lại tiếp tục được chồng thêm một bản án phúc thẩm sai trái.
Ngành tư pháp yếu kém, hay vô trách nhiệm đến mức có thể bất chấp cả luật pháp
để “làm ăn”?
Kết thúc phiên phúc thẩm,
Tòa án tuyên bố hai vợ chồng ly hôn, giao toàn bộ Trung Nguyên cho anh Vũ, tự
chuyển đổi cổ phần của chị Thảo ra bằng tiền, trong khi còn chưa hề có cuộc thẩm
định giá nào diễn ra.
Nhìn lại quá trình tố tụng từ khi khởi kiện đến nay, với
những gì được phơi bày trên báo chí và mạng xã hội, công chúng truyền thông
đang hoang mang thực sự. Liệu có phải tòa án đang bị thao túng để chính những
người làm luật sử dụng quyền năng của mình để tuyên ra một bản án vi hiến
nghiêm trọng, ngang nhiên tước đi quyền và lợi ích hợp pháp của một cổ đông
trong doanh nghiệp lớn.
Trước khi có vụ án ly
hôn này, cũng không ai dự đoán và tưởng tượng được người góp công, góp của để
xây dựng thương hiệu do chính mình nắm giữ rồi đến lúc cũng phải “ra đi” rời xa
nó trong sự uất nghẹn vì sự biến thái của công lý.
Sự “thắng” cuộc của ông
chủ tập đoàn cà phê Trung Nguyên đồng nghĩa với sự “thua cuộc” của dư luận và
công lý, khi mà toàn bộ sai phạm của phiên sơ thẩm đã được Viện Kiểm sát kháng
nghị tới mức cần phải hủy bỏ hoàn toàn bản án sơ thẩm cũng bị bỏ qua, thậm chí
còn mặc nhiên công nhận bằng cách xử gần như y án.
Thứ nhất, điều sai phạm
nghiêm trọng nhất trong cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm ở chỗ, chị Thảo bị Tòa
án ngang nghiên cưỡng đoạt quyền cổ đông, hoán đổi toàn bộ cổ phần của chị Thảo
thành tiền một cách phi lý.
Quyết định này, tại một phiên xử ly hôn, là vượt
quá thẩm quyền của Hội đồng xét xử, vi phạm nghiêm trọng Luật Doanh nghiệp, thực
sự gây hoang mang trong cộng đồng doanh nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp khởi
nghiệp từ mô hình gia đình, hai vợ chồng chung sức xây dựng từ lúc còn tay trắng.
Thứ hai, phán quyết về
giá trị tài sản của Trung Nguyên mà toà sơ thẩm và phúc thẩm tuyên hoàn toàn
không thỏa đáng. Tính đến giờ, thương hiệu Trung Nguyên chưa hề được định giá.
Và theo ước tính của giới chuyên môn, thương hiệu này trị giá ít nhất 23 ngàn tỉ,
và nếu căn cứ theo doanh thu hiện tại thì việc chia cho chị Thảo số tiền mà nếu
quy đổi chỉ bằng 2 năm lợi nhuận của toàn bộ Tập đoàn Trung Nguyên thì thiệt hại
của chị Thảo quá lớn. Đó là sự ép uổng không chỉ về tiền mà còn về quyền được
hưởng, được làm chủ số cổ phần của mình cũng như quyền điều hành trong Trung
Nguyên.
Thứ ba, các tài sản yêu
cầu phân chia đều là các công ty được thành lập sau thời kỳ kết hôn năm 1998,
hoàn toàn không thấy bóng dáng của Cơ sở Cà phê Trung Nguyên do anh Vũ thành lập
trước đó vào năm 1996. Không có bất kỳ tài liệu nào chứng minh có sự chuyển tiếp
hoặc chuyển giao từ Cơ sở này sang các công ty được thành lập sau đó. Chỉ thấy duy nhất
tên Trung Nguyên được dùng lại nhưng nhãn hiệu này được đăng ký nhãn hiệu lần đầu
vào năm 2003 (sau thời điểm kết hôn).
Mặt khác, HĐXX lại đánh tráo khái niệm một
cách vô căn cứ, trái pháp luật về “HỌC THUYẾT CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN... TRIẾT ĐẠO
NHÂN SINH” để nhằm đánh giá công lao của anh Vũ trong tập đoàn Trung Nguyên nhiều
hơn chị Thảo... từ đó chia cho anh Vũ 60% tài sản, và chị Thảo 40% trong khối
tài sản chung vợ chồng...
Trong khi Luật quy định một người làm công việc “nội
trợ” trong gia đình cũng được tính bằng công sức người đi làm (trường hợp này
chị Thảo đóng 2 vai).
Thứ tư, toàn bộ sai phạm
về thủ tục tố tụng và sai phạm về nội dung của bản án sơ thẩm đều hoàn toàn bị
bỏ qua và tiếp tục lặp lại trong phiên phúc thẩm.
Một là, những chứng cứ mới
như việc “ém nhẹm” một văn bản quan trọng liên quan đến Công ty Trung Nguyên
International tại Singapore hơn 1 năm trời ngay tại chính Tòa án Nhân dân Cấp
cao tại TPHCM, khiến cho Hội đồng xét xử sơ thẩm làm sai lệch hồ sơ vụ án, đã
không được xem xét tại chính tòa này.
Hai là, 2/3 thẩm phán trong Hội đồng xét
xử đã từng tham gia xét xử chính vụ án này trước đó và đã từng không chấp nhận
kháng cáo của chị Thảo, nay vẫn tiếp tục được giữ vị trí quan tòa.
Ba là, chia
phần tài sản chung là tiền vàng ngoại tệ trong tài khoản của chị Thảo nhưng
không tiến hành xác minh làm rõ về nguồn gốc của tài sản, không tiến hành hòa
giải, tiếp cận công khai chứng cứ, chỉ dựa trên số liệu xác minh trong quá khứ
vào năm 2013 đến 2016, tại thời điểm xét xử 3/2019 là 0 đồng nhưng vẫn tiến
hành phân chia cho anh Vũ theo tỷ lệ 6, chị Thảo 4.
Bốn là, những yêu cầu của
chị Thảo như giám định năng lực hành vi dân sự của anh Vũ vì những biểu hiện bất
thường suốt 6 năm qua, triệu tập những người có quyền và lợi ích liên quan như
Công ty thẩm định giá Sài Gòn, chủ tài khoản Lê Hoàng Văn, các gia đình đang quản
lý các bất động sản v.v.. để làm rõ các kháng cáo của chị Thảo đều không được
chấp nhận, dẫn tới những sai lệch trong việc xác định và phân chia tài sản một
cách chính xác và công bằng.
Không những thế, HĐXX lại
có thể sửa lời tuyên bố của anh Vũ rằng: giao chị Thảo sở hữu Trung Nguyên
Singapore. Thế nhưng, Tòa án lại tự ý sửa nội dung thành anh Vũ sẽ không kiện
cáo với chị về Trung Nguyên Singapore (???)
Với những sai phạm đặc
biệt nghiêm trọng đó không chỉ đặt ra một câu hỏi lớn trong thực thi công lý và
phát triển kinh tế tư nhân mà còn thể hiện sự lũng đoạn, xâm phạm nghiêm trọng
uy tín, uy lực của ngành Tòa án.
Dư luận ồn ào vụ việc
này suốt thời gian dài qua. Suy nghĩ của người ngoài cuộc có thể đúng, có thể
không, có thể có những nhìn nhận thiên lệch chưa thấu được các góc khuất, các
khoảng tối của nội tình vụ việc. Nhưng đối với các thẩm phán và các luật sư thì
khác. Họ đã có quá trình nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu, chứng cứ, tiếp
xúc với đương sự, dự các buổi hoà giải, các phiên xử án, thì việc đảm bảo sự
khách quan, công tâm của bản án chính là biểu hiện của sự tự trọng nghề nghiệp.
Vì vậy, tôi rất mong sự
lên tiếng của các phương tiện thông tin đại chúng thuộc mọi lề, các trang cá
nhân, đặc biệt là cộng đồng Facebook của giới (trí thức, doanh nhân, phụ nữ,
pháp luật,…) cùng nhau đồng loạt lên tiếng, có ý kiến để nói lên những vi phạm
đặc biệt nghiêm trọng trong Bản án và của những người tiến hành tố tụng Hội đồng
xét xử cả hai cấp Tòa án (TANDCC tại TP.HCM và TAND TP.HCM) để vụ án được xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đề nghị cần xem xét thận trọng, thấu đáo, đánh giá
cho xác thực những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để có một quyết định
công bằng, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, để dư luận còn tin vào ngành tư
pháp - công lý có thật ở trên đời.
Đăng nhận xét