Trong Đạo học, nền tảng của Y học phương đông cho rằng mọi hình thái sự sống trong vũ trụ đều được bắt nguồn từ một dạng năng lượng gọi là Khí. Theo nghĩa dễ hiểu khí là không khí, là hơi thở và đồng thời là sinh năng, một từ tương đương với từ Prana trong yoga Ấn Độ. Tựa như Đạo, Khí là thứ không thể trông thấy được, nó không có hình dạng, lặng lẽ nhưng lại thâm nhập vào mọi thứ trong vũ trụ.
Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ nên khí có mặt khắp nơi dưới nhiều dạng khác nhau len lỏi khắp các tế bào, cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của các cơ quan tạng phủ trong cơ thể từ khi mới thụ thai cho đến khi qua đời. Nhưng thật tiếc là đến giờ khoa học vẫn chưa thể tiếp cận và nghiên cứu về dạng năng lượng quan trọng bậc nhất này từ đó dẫn đến sự hạn chế trong phương pháp điều trị các loại bệnh cho con người.
Y học cổ truyền được phát triển qua các bậc thầy Đạo gia, những con người lỗi lạc với tầm hiểu biết bao quát và nhìn nhận sâu xa từ Tuệ năng chứ không từ trí năng như người thường, đã nhìn ra tầm quan trọng của khí đối với sự sống để từ đó đúc kết thành các phương pháp giúp phục hồi cũng như nâng cao Khí trong cơ thể con người thông qua các phương pháp tập luyện hít hở ( khí công, dưỡng sinh) và sử dụng thảo dược để tiếp thêm Khí từ ngoài vào. Hầu như tất cả những người luyện tập khí đều có một sức khoẻ vượt trội và tuổi thọ hơn người và hơn hết là một tâm trí minh mẫn sáng suốt đến cuối đời.
Bên trong con người Khí có nhiều dạng khác nhau, và Nguyên khí mà một dạng sinh năng quan trọng nhất bởi nó quyết định tình trạng sức khoẻ, thể lực cũng như tuổi thọ của một người. Nguyên khí có thể được coi như một bình Ắc quy, một cục pin vô hình cung cấp năng lượng duy trì sự sống 70 năm cho nhục thân hoạt động. Nó được hình thành vào lúc thụ thai giữa tinh cha và huyết mẹ, ở những hơi thở đầu tiên của sự sống được đưa vào bào thai trong bụng mẹ.
Nguyên khí bắt đầu hao hụt tan biến khi đứa trẻ chào đời, tỉ lệ tan biến nhanh hay chậm của nguyên khí quyết định tuổi thọ củ một đời người. Đây là lý giải tại sao người sống thọ, người chết sớm dù sinh hoạt gần giống nhau. Và lý do tại sao trẻ em sung sức và năng lượng hơn người lớn là vì sinh năng ban đầu của chúng không bị ô nhiễm và tan biến nhiều như người lớn, chúng vẫn được sạc đầy năng lượng từ bình ắc quy nhằm duy trì sự vận hành của tạng phủ ở mức tốt nhất.
Chính sự sinh hoạt mất cân đối, thức khuya, nhậu nhẹt, thủ dâm, quan hệ tình dục quá nhiều, ăn uống vô tội vạ các loại thực phẩm không tốt... làm hao hụt đẩy nhanh tốc độ tan biến của nguyên khí trong cơ thể khiến cho sức sống và tuổi thọ con người ngắn lại rất nhiều.
Nếu nguyên khí được bồi bổ và tăng cường qua thảo dược, ẩm thực, hít thở đúng cách, tập thể dục, yoga, khí công... những phương pháp này như việc nạp lại năng lượng ( sạc pin) cho bình ắc quy nguyên khí của cơ thể từ đó kéo dài sinh lực và tuổi thọ cho con người.
Khi người cha và người mẹ khoẻ mạnh, nguyên khí đầy đủ thì con cái hầu như là khoẻ mạnh. Ngược lại, cha mẹ yếu nhược, việc mang thai của người mẹ gặp vấn đề về ăn uống, thai nghi không được hấp thụ đầy đủ khí từ cha mẹ va ăn uống nên đứa trẻ ra đời với nguyên khí không đầy đủ ( Đông y xếp và chứng bệnh Tiên thiên bất túc) đưa nhỏ sẽ phát triển chậm chạm, sức khỏe kém, èo uột khó nuôi.
Sự tan biến của nguyên khí là để khí hoá tạo thành năng lượng cung cấp cho sự hoạt động của các cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Chúng ta bị hiểu sót khi cho rằng máu và dinh dưỡng mới là năng lượng chính cho cơ thể hoạt động, nhưng các nhà khí công đã chứng minh điều này khi nhịn ăn liên tục 1 tháng hoặc lâu hơn, thập chí cả năm (khi ở trạng thái nhập định) mà cơ thể vẫn khoẻ mạnh bình thường khi không cần thức ăn. Chỉ đơn giản năng lượng được sinh ra từ nguyên khí đã nuôi sống cho cơ thể, và vì nguyên khí cần được nạp thêm nên việc ăn uống và hít thở đúng chính là phương thức tiếp thêm cho bình ắc quy huyền diệu này.
Khi chúng ta ăn uống, hệ tiêu hoá vận hành đưa dinh dưỡng vào cơ thể và cung cấp thêm một dạng năng lượng gọi là “Dinh khí” cho cơ thể vận hành. Khi chúng ta không đủ năng lượng từ việc ăn uống, các cơ quan hoạt động yếu dần đến một thời điểm thiếu hụt năng lượng trầm trọng cơ thể phát tín hiệu báo động, thế là một loạt các phản ứng sinh hoá trong các tế bào vận hành để bẻ gãy các chuỗi ATP phóng thích một lượng lớn năng lượng giúp cho cơ thể hồi phục và duy trì tiếp sự sống một thời gian nhất định. Cơ chế này chính là cơ chế cung cấp năng lượng của nguyên khí dưới con mắt khoa học. Còn chối ATP bẻ gãy giải phóng tạo ra năng lượng từ đâu thì khoa học vẫn còn mơ hồ chưa giải thích rõ được vì không soi chụp Nguyên khí ra được.
Nguyên khí tan biến tạo ra năng lượng cho cơ thể gọi là Dương khí. Dương khí luân chuyển khắp nơi theo các dòng chảy mà y học cổ truyền gọi là “Kinh Lạc” tại các dòng chảy của kinh lạc và huyệt đạo các nhà nghiên cứu dùng máy đo điện trở thì thấy chỉ số khác hẳn so với các nơi khác. Bởi vì Khí tạo ra năng lượng, như một loại điện sinh học lưu chuyển trong cơ thể nên việc dùng máy điện trở để đo là có thể giải thích được. Dương khí này phân chia ra thành các loại khí khác nhau để đảm nhiệm vai trò khác nhau trong cơ thể mà Đạo gia đã ứng dụng trong việc phòng bệnh và trị bệnh cho con người hàng ngàn năm trước.
Đầu tiên, có các dòng dương khí chảy sát dưới da được gọi là “Vệ khí” có nghĩa là dòng khí bảo vệ cho cơ thể con người. Nó có tác dụng đẩy lui các loại khí không tốt (Tà khí) xâm nhập cơ thể chúng ta. Ví như 2 người cùng ra mưa ra gió, người thì khoẻ mạnh bình thường người thì bị trúng gió cảm mạo ( do vệ khí kém). Khi Vệ khí đầy đủ và chuyển động dưới da, nếu quan sát kỹ chúng ta có thể cảm nhận nó đi như làn nước ấm lan khắp bề mặt cơ thể. Người không đủ vệ khí thì ngược lại, cứ có cảm giác lạnh lạnh gai gai và không chịu được gió, máy lạnh thổi trực tiếp vào người.
Dương khí khi đi vào tạng phủ cung cấp năng lượng cho sự hoạt động nhịp nhàng thì chúng ta không thấy hay cảm nhận được. Chỉ khi thiếu hụt dương khí ở một tạng phủ thì sự biểu hiện thông qua các triệu chứng của tạng phủ đó cho chúng ta thấy được dương khí chỗ đó bị thiếu hụt. Đông y gọi là chứng “ Khí Hư”
Ví dụ như khi hệ tiêu hoá không đủ Dương khí ( Đông y gọi là Tỳ khí hư) thì chức năng tiêu hoá hấp thụ của dạ dày và đường ruột suy kém dẫn đến tình trạng hay lạnh bụng, khó tiêu, ăn không thấy ngon, ăn đồ sống lạnh vào khó chịu, hay đi ngoài nhiều lần, đi phân sống, nát, người gầy ốm ăn bao nhiêu cũng không tăng cân, tay chân rũ rượi không có sức, hay mệt mỏi, thích nằm nghỉ, ngại lao động...
Khi hệ hô hấp không đủ dương khí ( Đông y gọi là Phế khí hư) thì xuất hiện các chứng trạng như hay mệt hụt hơi biếng nói, hơi thở ngắn, mệt mỏi nhanh khi vận động hoặc khi leo cầu thang, sợ gió sợ quạt thổi vào người, thích tắm nước nóng ngại nước lạnh, dễ bị cảm mạo, đau mỏi vai gáy, tiếng nói nhỏ, yếu, hay ra mồ hôi...
Dương khí của tạng Tâm hư yếu thì biểu hiện lâm sàng sẽ là hay hồi hộp, sợ sệt, tim đập nhanh, khó chịu vùng ngực, tinh thần uể oải không sức sống, ngủ kém chập chờn hay mơ linh tinh, hay cáu giận vô cớ, trí nhớ kém hay quên, dễ giật mình, dễ buồn và trầm cảm, lãnh cảm thờ ơ với những gì xung quanh...
Thận khí yếu thì hay chóng mặt ù tai, đau mỏi vai gáy, thay chân tê mỏi và lạnh, sợ lạnh sợ gió nhiều, đau mỏi thắt lưng (do dễ bị thoái hoá cột sống), làm việc nặng xíu là thở gấp, hay mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, hay tiểu đêm, tinh thần uỷ mị yếu đuối, chức năng sinh lý suy giảm, phụ nữ hay ra huyết trắng, rong kinh, khó mang thai và dễ xẩy thai, nam giới thì tinh trùng yếu, dương sự kém, người già hay suyễn, thở yếu...
Sẽ chẳng lấy làm lạ khi bệnh nhân mắc cách triệu chứng trên khi đi khám bệnh sau khi làm đủ loại xét nghiệm chụp chiếu cũng sẽ không tìm ra bệnh gì và dựa vào các chỉ số bình thường thì bác sĩ cũng sẽ kết luận bệnh nhân không có bệnh gì dù người bệnh rất mệt và có nhiều triệu chứng nêu trên.
Đơn giản vì máy móc y học ngày nay chưa chụp chiếu xét nghiệm được Khí trong cơ thể nên hầu như tất cả các triệu chứng trên chỉ được xếp vào hội chứng như hội chứng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình, trầm cảm sau sinh, hội chứng ruột kích thích, rối loạn lo âu... và chỉ có thuốc điều trị triệu chứng (điều trị phần ngọn) chứ không có thuốc đặc trị (điều trị phần gốc).
Và chắc chắn một điều rằng chỉ khi nào khoa học thừa nhận và nghiên cứu đầy đủ về Khí thì lúc đó Y học hiện đại mới tạo ra được các loại thuốc đặc trị các các chứng bệnh do Khí hư gây ra.
Y học cổ truyền dựa theo Đạo học và các học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Tạng Tượng... đã đi sâu vào việc điều trị các chứng bệnh bằng các tạo ra các bài thuốc từ thảo dược, thể dục dưỡng sinh, khí công, châm cứu ấn huyệt... để giúp cơ thể lấy lại sự quân bình do việc thiếu hụt khí hoặc huyết trong cơ thể gây ra.
Lẽ dĩ nhiên rằng việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh nên phương Đông rất chú trọng đến việc ăn uống và thể dục theo một số quy tắc nhất định để bảo vệ khí không bị hao hụt nhiều (gọi là phương pháp dưỡng sinh) và chỉ khi cơ thể suy yếu thì mới sử dụng thuốc và châm cứu để tác động vào khí huyết tạng phủ. Chính vì điều này mà hầu như tuyệt đối không cho trẻ và người khoẻ mạnh dùng các vị thuốc đại bổ nguyên khí như Nhân sâm và Lộc nhung, Đông trùng hạ thảo..., vì nếu cơ thể khí huyết đầy đủ thì việc dùng thuốc bổ quá thì gây ra nhiều hệ quả đáng tiếc.
Đăng nhận xét