Một bộ phim điện ảnh giải trí, tưởng chỉ đơn giản ở việc sai phạm thì cấm, hợp lệ thì duyệt, đóng góp phê bình khen chê phim, lại trở nên rạo rực sục sôi như chiến trường.
Người ta cãi nhau, chửi nhau, cuồng nộ hằn học,
thậm chí từ mặt nhau vì bất đồng quan điểm. Chuyện hài hước đủ tiêu chuẩn tham
gia chương trình chuyện lạ đó đây thế giới.
Đi sâu vào lý giải, chúng ta nghiệm ra những nguyên nhân chính sau đây:
1) CHỦ NGHĨA DÂN TỘC: Một tác giả người Do
Thái từng nói: "Nếu nắm được bản chất, bạn sẽ hiểu Chủ nghĩa Quốc gia
(nationalism) (còn gọi là CHỦ NGHĨA DÂN TỘC) đơn giản là một công cụ để củng cố
chính quyền và kiểm soát sự đồng lòng trong nhân dân.
Con người là động vật bầy đàn, nhưng từ khi có
trí khôn thì độc lập tư duy nhận thức, 10 người 10 ý. Vô cùng khó khăn để tất cả
có thể ngoan ngoãn đồng lòng làm việc cùng nhau. Vì vậy từ các bộ lạc nguyên thủy,
họ đã phải sáng tạo ra thứ gì đó để mọi người ngoan ngoãn tin tưởng, đồng lòng
đoàn kết. Những tín ngưỡng, các vị thần linh này nọ cứ thế ra đời. Dễ thấy rằng
ở vị trí trung tâm của các bộ lạc làng xã luôn là nơi xây dựng các công trình
tín ngưỡng, đền đài thờ phụng... vì đó là thứ tiên quyết cho sự tồn tại của bộ
lạc.
Xã hội càng phát triển văn minh, những sự sáng
tạo này càng phải mang những lý tưởng cao đẹp hơn để con người tin tưởng mạnh mẽ
hơn. Nếu như ở thời phong kiến người ta tin tưởng vua là thiên tử, là thánh
nhân thì dần dần chủ nghĩa dân tộc lên ngôi vì nó cao cả đẹp đẽ hơn rất nhiều.
Có như thế mới có những người lính sẵn sàng hi sinh vì đất nước, những lính
phát xít Đức, Nhật... sẵn sàng chiến đấu mù quáng vì lý tưởng quốc gia mình.
Vậy đó là công cụ vô cùng cần thiết để ổn định
xã hội và đoàn kết dân tộc. Những chính quyền của những quốc gia tỷ dân nhiều sắc
tộc như Ấn Độ, Trung Quốc... hiểu điều đó nên cực kỳ đẩy mạnh tuyên truyền chủ
nghĩa dân tộc. Là con dao hai lưỡi, nó dẫn đến những hệ quả tiêu cực, ngăn cản
sự tự do phát triển xã hội nếu đi quá đà, cực đoan.
Một bộ phim hư cấu lấy cảm hứng lịch sử (không
phải phim tài liệu lịch sử) có lẽ là một điều bình thường trên thế giới, nhưng
đối với những tín đồ chủ nghĩa dân tộc, đó có thể là điều không thể chấp nhận được,
là xuyên tạc lịch sử, là tàu khựa, sính ngoại... Thế là các sử gia online mọc
lên như nấm sau mưa, chửi rủa một bộ phim hư cấu đã được kiểm duyệt... để thỏa
lòng chủ nghĩa dân tộc.
2) TƯ DUY NHỊ NGUYÊN (Binary thinking): Không
phải ta thì là địch, không đúng thì là
sai, không tốt thì là xấu. Tư duy nhị nguyên nguy hiểm vì nó cản trở cái nhìn
đa chiều, khách quan. Người ta sẽ chỉ nhìn thấy ai không cùng quan điểm với
mình là kẻ thù. "Tao chê mà mày khen, phải chửi nhau thôi".
"Phim nước ta thì không được dính dáng đến người tàu, phim không đúng với
bản cũ tôi đã xem thì là sai"...
3) THIÊN KIẾN XÁC NHẬN (Confirmation Bias): những
mặc định có sẵn trong đầu mà không cần kiểm chứng hay sự thật thế nào.
"Tao thấy thằng diễn viên tao ghét có mặt trong phim thì chắc chắn phải chửi
mặc dù chưa cần xem." "Nghe mọi người nói phim này xuyên tạc lịch sử
nên tao phải chửi vì nó đụng chạm đến lòng tự tôn dân tộc của tao. Không cần
xem phim đâu, phải chửi trước đã."
4) SỰ GANH GHÉT KÈN CỰA NHAU cứ dần trở thành
dân tộc tính.
Là những tính xấu hiển nhiên của loài người,
nó sẽ được giảm thiểu nếu có nền giáo dục dân trí tốt, ngược lại sẽ lây lan di
truyền và trở thành dân tộc tính.
Sự ganh ghét kèn cựa này khá phổ biến giữa những
người trong nghề với nhau, thậm chí cả những tiền bối già về sinh học mà trẻ
con trong nhận thức. Họ thường có suy nghĩ: "Mày không được giỏi hơn
tao". "Trình mày còn kém lắm, tao mới là số 1".... Vì thế thay vì đóng góp
xây dựng, tử tế với nhau, họ thường tìm cách đạp nhau xuống bùn, bêu riếu sỉ nhục
hạ bệ nhau...
Thật là đúng với câu nói vui: "Giàu nó ghét, đói rét nó khinh, thông minh nó
tiêu diệt..."
Tu Lenh Anh Do
Đăng nhận xét